Lý giải sức ảnh hưởng của LHP Cannes

17/05/2014 13:02 GMT+7 | Phim

(Thethaovanhoa.vn) - LHP Cannes, “đại tiệc” thường niên tại vùng Riviera dọc bờ Địa Trung Hải của miền Đông Nam nước Pháp là một sự kiện văn hóa, ngã tư điện ảnh lớn nhất nhì hành tinh và cũng là điểm gặp nhau của 30.000 diễn viên, đạo diễn nổi tiếng trên khắp thế giới.

Ra đời vào cuối những năm 30 của thế kỷ trước như một động thái chống lại nhà độc tài Italy Benito Mussolini - người khuyến khích các bộ phim cổ động phát xít Italy và đảng Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức tại Liên hoan phim Venice. Kế hoạch ra mắt LHP Cannes trong tháng 9/1939 đã bị trì hoãn đến năm 1946 bởi chiến tranh, nhưng ý nghĩa cao cả của sự kiện này vẫn không hề thay đổi theo thời cuộc, đó là trình chiếu các bộ phim từ khắp nơi trên thế giới mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ chế tài nào.

Đến ngày hôm nay, LHP Cannes đã có một vị trí to lớn trong tiến trình của công nghiệp điện ảnh thế giới, sánh vai với các sự kiện lớn như LHP Toronto, LHP Venice hay LHP Sundance - đội tiên phong của những loại phim tư nhân, độc lập và nhiều tài năng mới. Tuy nhiên, lễ trao giải Oscar vẫn được nhiều người xem như là giải thưởng cao quý nhất của các doanh nghiệp điện ảnh.


Poster của Liên hoan phim Cannes lần thứ 67

Nhà thơ, nhà điện ảnh người Pháp Jean Cocteau - Chủ tịch LHP mùa đầu tiên từng nói: “LHP Cannes là vùng đất của những con người phi chính trị, một mô hình thu nhỏ của thế giới nơi con người có thể trực tiếp giao lưu với nhau bởi một ngôn ngữ”.

LHP Cannes đến với điện ảnh bằng phương châm “liberte, egalite, fraternité” (tự do, egality, tình anh em) và đến với nước Pháp bằng “một khát vọng, lý tưởng, một diễn đàn chung của tất cả tài năng cũ và mới từ khắp nơi trên thế giới và được nuôi dưỡng bởi tình yêu chung là phim ảnh và không bị ảnh hưởng bởi bất cứ thành kiến nào.

Những năm đầu tiên, LHP Cannes chỉ là một sự kiện văn hóa, nơi các ngôi sao hội ngộ trên thảm đỏ, cười tươi trước máy ảnh và trở về với niềm hạnh phúc vì hầu hết các phim tham gia đều nhận giải thưởng.

Về sau, Cannes thực sự bước vào một cuộc chơi với sự ra đời của Cành cọ vàng - giải thưởng cao quý nhất của LHP vào năm 1955 và được sánh ngang với lễ trao giải Oscar - giải thưởng uy tín nhất trong ngành công nghiệp điện ảnh. Cho đến năm 1972, LHP Cannes tuyên bố thành lập Ủy ban lựa chọn tác phẩm (Commission de sélection) để mỗi quốc gia có thể chọn ra bộ phim đại diện cho đất nước mình, tham gia vào “bữa tiệc” điện ảnh hoành tráng nhất nhì thế giới, tương tự với thể loại phim nước ngoài hay nhất của giải Oscar.

Poster đầu tiên của Liên hoan phim Cannes được thiết kế theo kế hoạch ra mắt năm 1939

Việc lựa chọn đã trở nên sáng suốt hơn với sự giảm đi về số lượng các giải thưởng. Điều này càng khiến cho thành công của lễ hội điện ảnh luôn hấp dẫn khó nắm bắt hơn bao giờ hết. 

Nếu sự hào nhoáng của LHP Cannes những năm 1950 và 1960 vẫn còn lưu lại thì danh tiếng của lễ hội gắn với niềm đam mê và sự tranh cãi vẫn cứ tăng lên.

Ngành công nghiệp giải trí bao giờ cũng thấp thoáng bóng dáng của những ngôi sao tài năng nhưng tai tiếng, những chương trình truyền thông, quảng bá hoạt động như các cỗ máy chiến tranh hay thậm chí là các vấn đề về sự sống và cái chết ngập tràn ở các phòng vé. Ngược lại, Cannes là một nơi duy nhất cho trí tưởng tượng và sự hoang dã được giải thoát. Sự pha trộn của mê đắm, nghệ thuật và phù phiếm đã kết hợp để tạo nên Cannes như một “ngôi đền” của điện ảnh.

Cannes là nơi các đạo diễn ném đi cơn giận dữ khi nguyền rủa các nhà phê bình “hãy xuống địa ngục”, là nơi người chiến thắng giải Cành cọ vàng có thể bị la ó như nhà sản xuất Maurice Pialat năm 1987 khi ông giảnh giải thưởng danh giá với tác phẩm Under the Sun (Dưới ánh mặt trời) và cũng là nơi một tài năng như đạo diễn Đan Mạch Lars Von Trier bị đuổi khỏi LHP khi “bày tỏ sự cảm thông với Adolf Hitler”.

Năm 1968, hòa theo các bãi khóa của sinh viên Paris, trong đó có François Truffaut, Jean-Luc Godard, LHP Cannes hủy bỏ lễ trao giải và biến lễ hội thành một cuộc biểu tình khổng lồ.

Năm 2004, Fahrenheit 9/11 - tác phẩm điện ảnh chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ được xây dựng bởi đạo diễn Michael Moore đã trở thành bộ phim tài liệu đầu tiên giành chiến thắng giải Cành cọ vàng từ một ban giám khảo có các thành viên người Mỹ hơn người Pháp.

Có thể nói, từ những “bữa ăn ngon” là các tác phẩm điện ảnh để đời của các đạo diễn, diễn viên tài năng trên thế giới, đến những điều tưởng chừng sẽ không bao giờ xảy ra ở một LHP nhưng tất cả đã hội tụ ở một giải thưởng điện ảnh như LHP Cannes. Chính những ảnh hưởng về văn hóa, xã hội, thậm chí là chính trị đã tạo nên một LHP độc đáo, danh giá và chất lượng nhất nhì hành tinh này.

Hải Yến
Theo CNN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm