Thủ đô Hà Nội đến hết năm 2019 không còn hộ nghèo

20/08/2019 20:25 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 20/8, UBND thành phố Hà Nội tổng kết Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và các chương trình hỗ trợ giảm nghèo; sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 21/3/2016 quy định chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trên địa bàn thành phố.

'Bưu điện Hà Nội' - chuyện từ một cái tên

'Bưu điện Hà Nội' - chuyện từ một cái tên

Việc bảo tồn một di tích hay một kiến trúc cũ chưa bao giờ là điều đơn giản ở một thành phố đang có tốc độ đô thị hóa quá nhanh như Hà Nội. Và có lẽ còn khó hơn thế - khi đó là câu chuyện bảo tồn một cái tên mà lịch sử đã mang đến cho thành phố một cách tự nhiên.

Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội Khuất Văn Thành cho biết, trong giai đoạn 2016-2018, toàn thành phố đã giảm được gần 52.000 hộ nghèo, tỉ lệ hộ nghèo còn 1,16%. Đến nay, 5 quận gồm: Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Tây Hồ và Thanh Xuân không còn hộ nghèo. Trong năm 2018, thành phố đã hoàn thành chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo với 4.166 hộ nghèo được hỗ trợ xây, sửa nhà ở, đưa Hà Nội trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước cơ bản không còn hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở.

Chú thích ảnh
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững "không ai bị bỏ lại phía sau", ngày 8/7/2019, HĐND thành phố ban hành Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND, quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống. Với các giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, Hà Nội phấn đấu đến cuối năm 2019 không còn hộ nghèo.

Bên cạnh Chương trình mục tiêu giảm nghèo, chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng được thành phố thực hiện từ năm 2010. Đến nay, Thành phố hỗ trợ chi phí hỏa táng 3 triệu đồng/trường hợp; hỗ trợ thêm chi phí vận chuyển 1 triệu đồng/trường hợp ở khu vực ngoại thành, 500 nghìn đồng/trường hợp ở khu vực nội thành. Chính sách này được người dân đồng tình ủng hộ, đã và đang góp phần hình thành nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn. Năm 2010, số ca hỏa táng toàn thành phố đạt 18,5%, đến năm 2018 con số này là 60,09%. Sáu tháng đầu năm 2019, tỉ lệ số ca hỏa táng ở các địa phương tiếp tục tăng; dự kiến giai đoạn 2020-2025 đạt trên 65%.

Kết luận Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, việc thực hiện các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội để chăm lo cho các đối tượng chính sách, hộ gia đình nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Thời gian tới, các đơn vị cần tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác giảm nghèo, vận động người dân tích cực lao động, sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật; không trông chờ ỷ lại, tự vươn lên thoát nghèo bền vững. Các ngành chức năng hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; quan tâm, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thoát nghèo bền vững. Thành phố Hà Nội phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến cuối năm 2019 cơ bản không còn hộ nghèo. Bên cạnh đó, các địa phương cần nghiên cứu những mô hình giảm nghèo nhanh, hiệu quả để áp dụng cho phù hợp với đặc điểm của địa phương, nhu cầu của từng hộ nghèo; lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới. 

Tại Hội nghị, UBND thành phố tặng Bằng khen 17 tập thể và 16 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ giảm nghèo, khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng.

Nguyễn Văn Cảnh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm