Giá vàng hôm nay cập nhật diễn biến cuối tuần

26/07/2020 20:59 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Giá vàng hôm nay, Thethaovanhoa.vn cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường về giá vàng trong nước và quốc tế.

Giá vàng hôm nay tăng giá cao nhất lịch sử?

Giá vàng hôm nay tăng giá cao nhất lịch sử?

Giá vàng hôm nay 28/7 trên thị trường thế giới tăng vọt lên đỉnh cao mọi thời đại, có lúc lên tới 1.946 USD/ounce, cao hơn nhiều so với kỷ lục 1.920 USD/ounce thiết lập hồi 2011 do thế giới bất ổn chưa từng có.

Giá vàng tuần tới: Triển vọng tiếp tục tăng cao hơn

Thị trường vàng trong nước và thế giới lại tiếp tục trải qua 1 tuần thăng hoa khi giá vàng thế giới đã phá ngưỡng 1.900 USD/ounce và giá vàng trong nước đã vượt mốc 56 triệu đồng/lượng. Giới phân tích tiếp tục dự báo giá kim loại quý vẫn có triển vọng tăng cao hơn trong thời gian tới.

Trong tuần qua, giá vàng trong nước liên tiếp ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay và có lúc đã vượt 56 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/7, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 53,5 - 55,02  triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). 

Còn tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC cũng được giao dịch mua vào - bán ra ở mức 53,75 - 54,68 triệu đồng/lượng. 

Tính chung cả tuần, các doanh nghiệp vàng đã điều chỉnh giá vàng SJC tăng khoảng 5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Gia vang, Giá vàng 9999, giá vàng 26/7, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, gia vang 9999, gia vang 26/7, giá vàng cập nhật

Ở phiên đầu tuần, giá vàng châu Á vững giá ở mức 1.800 USD/ounce do đồng USD yếu bởi thị trường lo ngại các ca lây nhiễm COVID-19 tăng mạnh trên toàn cầu khiến giới đầu tư giữ vàng để bảo toàn tài sản. Giá vàng trong nước theo đó cũng duy trì trên mốc 50 triệu đồng/lượng.

Kim loại quý trong nước bắt đầu tăng tốc và vượt mốc 51 triệu đồng/lượng trong phiên 21/7. Trong đêm trước 20/7, giá vàng thế giới tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2011 do số ca mắc mới COVID-19 gia tăng và kỳ vọng có thêm các biện pháp kích thích kinh tế đã hỗ trợ nhu cầu đối với các tài sản an toàn như vàng.

Sang phiên ngày 22//7, giá vàng trong nước tiếp tục tăng "dựng đứng" và vượt mốc 53 triệu đồng/lượng. Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng lên mức "đỉnh" trong chín năm ở phiên giao dịch đêm 21/7 giữa bối cảnh giới đầu tư bán tháo đồng USD, đồng thời bày tỏ tin tưởng vào việc các chính phủ sẽ tăng quy mô hỗ trợ sự phục hồi của các nền kinh tế bị tác động bởi dịch bệnh.

Đà tăng của kim loại quý chưa dừng lại trong phiên 23/7, giá vàng trong nước lại vượt mốc 54 triệu đồng/lượng. Thị trường Hà Nội bắt đầu xuất hiện người dân đi bán vàng chốt lời.

Sáng 24/7, giá vàng trong nước đã chính thức vượt mốc 56 triệu đồng/lượng. Thị trường tấp nập trở lại với kẻ bán người mua xếp hàng dài tại các cửa hàng lớn. 

Theo quan sát của phóng viên tại "phố vàng" Trần Nhân Tông, Hà Nội, khách hàng chủ yếu giao dịch tại các cửa hàng lớn còn các cửa hàng nhỏ lẻ vẫn thưa khách. Tại hai điểm chính của Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu trên phố Trần Nhân Tông luôn trong tình trạng khách xếp hàng chờ giao dịch. 

Tuy nhiên, sang phiên chiều 24/7, giá vàng trong nước đã rời khỏi mốc 56 triệu đồng/lượng dù giá vàng châu Á trong phiên này tiếp tục đi lên.

Trong tuần qua, giới kinh doanh vàng trong nước phải nới rộng khoảng cách chênh lệch giữa mua và bán lên tới 1,6 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước có thời điểm cao hơn giá vàng thế giới gần 3 triệu đồng/lượng. 

Theo các chuyên gia, trong tình hình giá vàng trong nước và thế giới diễn biến phức tạp và biến động khá mạnh, việc đầu tư vàng vào thời điểm này chứa đựng rất nhiều rủi ro. Tại thị trường trong nước, cung cầu thị trường vàng tương đối ổn định. 

Đại diện Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cũng nhận định, rất khó để đưa ra nhận định về xu hướng tăng giảm của giá vàng trong thời gian này khi sự biến động của giá vàng hiện tại đang bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố trái chiều từ dịch bệnh, chiến tranh thương mại và các gói hỗ trợ tài chính của nhiều chính phủ tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. 

Tuy vậy, dù giá vàng diễn biến ra sao theo ảnh hưởng của giá vàng quốc tế thì tất cả các nhà đầu tư cũng cần lựa chọn cho mình một kênh đầu tư khôn ngoan, lựa chọn thời điểm thích hợp để tối ưu hóa lợi nhuận và đưa ra các quyết định chính xác tạo hiệu quả kinh doanh tối ưu.

Liên quan đến căng thẳng Mỹ-Trung, Bắc Kinh đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ đóng cửa Tổng lãnh sự tại thành phố Thành Đô, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc. Đây được cho là động thái đáp trả của Trung Quốc sau khi chính quyền Mỹ yêu cầu Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, bang Texas, phải đóng cửa trong vòng 72h với cáo buộc đây là trung tâm của các hoạt động gián điệp và những hoạt động thu thập trái phép các bí mật thương mại của doanh nghiệp Mỹ. 

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp với tổng số người nhiễm tại Mỹ đã vượt mốc 4 triệu và trên thế giới con số này là 15,58 triệu ca. 

Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường của OANDA, cũng cho rằng với căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng, lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục giảm xuống và đồng USD yếu đi, những yếu tố này củng cố triển vọng giá vàng tiếp tục tăng cao hơn do làm tăng sức hấp dẫn của các tài sản trú ẩn an toàn. 

Giới quan sát cũng cho rằng, hỗ trợ đà tăng của giá vàng là kỳ vọng của nhà đầu tư vào khả năng Mỹ tiếp tục tung ra các biện pháp kích thích kinh tế do con đường phục hồi vẫn còn bất ổn. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nhóm họp vào tuần tới để thảo luận về các biện pháp bổ sung nếu cần thiết.

Tuần qua, giá vàng thế giới ước tăng 5%, mức tăng cao nhất kể từ tuần kết thúc ngày 27/3, chủ yếu được thúc đẩy khi quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc đang trong giai đoạn tồi tệ nhất hàng chục năm qua.

Nhà phân tích Rhona O’Connell của StoneX cho rằng, yếu tố duy nhất có thể làm suy yếu đà tăng giá vàng là sự phát triển nhanh chóng của vắc-xin ngừa COVID-19. Giá vàng đã tăng hơn 25% từ đầu năm đến nay, hưởng lợi nhờ chính sách lãi suất thấp và các biện pháp kích thích kinh tế từ các ngân hàng trung ương. 

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Gia vang, Giá vàng 9999, giá vàng 26/7, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, gia vang 9999, gia vang 26/7, giá vàng cập nhật

Theo chuyên gia Tai Wong thuộc công ty môi giới đầu tư BMO, lo ngại về nguy cơ tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc do căng thẳng Mỹ-Trung leo thang được cho là yếu tố thúc đẩy các chính phủ trên thế giới duy trì chính sách hỗ trợ nền kinh tế lâu hơn. Kim loại quý này thường được coi là "bùa hộ mệnh" chống lạm phát và rủi ro đồng tiền mất giá. 

Đà tăng giá vàng có thể kéo dài đến năm 2021, khi đồng bạc xanh suy yếu do rủi ro địa chính trị gia tăng trong môi trường lãi suất thấp hơn, theo nhận định của Long Eily Ong, một nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence. Tập đoàn tài chính UBS Group AG của Thụy Sỹ đã dự đoán giá vàng có thể phá mốc 2.000 USD/ounce vào cuối tháng 9. 

Thông điệp kinh tế đằng sau đà tăng phi mã của giá vàng

Đại dịch COVID-19 là một trong những yếu tố tạo ra phản ứng dữ dội nhất của thị trường vàng thế giới trong những ngày qua. Cụ thể, vào cuối phiên giao dịch hôm 24/7 tại New York, giá kim loại quý này đã tăng vọt lên 1.902,02 USD/ounce, cao hơn khoảng 30% so với mức được ghi nhận hồi tháng 3/2020.

Được coi là “nơi trú ẩn an toàn” trong thời kỳ bất ổn, vàng đã trở thành lựa chọn ưu tiên của giới đầu tư trên khắp thế giới. Ở khắp nơi, người ta lo ngại về khả năng các chính phủ tiếp tục thực hiện biện pháp phong toả, các nhà hoạch định chính sách sẽ đưa ra nhiều gói kích thích kinh tế lớn chưa từng có và các ngân hàng trung ương sẽ quyết định in tiền nhanh hơn để tài trợ cho những khoản chi tiêu này. 

Ngoài ra, xu hướng sụt giảm xuống mức âm của lợi suất trái phiếu Mỹ, đi kèm với việc đồng USD giảm đột ngột so với đồng euro và đồng yen và căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục gia tăng, cũng là những nguyên nhân khiến giới đầu tư đổ xô đi mua vàng.

Mặc dù đây không phải là điều khó nhận biết, song giới tài chính đang lo ngại rằng tình trạng đình trệ kinh tế (hiện tượng nền kinh tế đình đốn trong khi lạm phát cao, từ đó khiến giá trị đầu tư giảm sút), có thể sẽ xuất hiện tại các nền kinh tế phát triển của thế giới.

Ở Mỹ, nơi virus SARS-CoV-2 vẫn hoành hành và đà phục hồi kinh tế đình trệ, sự quan ngại đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Mức lạm phát hiện nay tại Mỹ đang là 1,5%, mặc dù vẫn thấp hơn mức được ghi nhận trước đại dịch và nằm dưới ngưỡng mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), chỉ số này vẫn cao hơn đến gần 1 điểm phần trăm so với mức lãi suất 0,59% của trái phiếu kho bạc Mỹ có kỳ hạn 10 năm.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Gia vang, Giá vàng 9999, giá vàng 26/7, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, gia vang 9999, gia vang 26/7, giá vàng cập nhật

Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại công ty chứng khoán Oanda Corp, cho rằng “việc lãi suất thực sự đang giảm mạnh và không có bất cứ dấu hiệu cải thiện sớm nào” là một trong những động lực chính đẩy giá vàng tăng phi mã trong những ngày gần đây, bởi điều giới đầu tư cần hiện nay là nơi trú ẩn không có nguy cơ mất giá mạnh.

Hiện tại, quỹ ETF về vàng đã ghi nhận tuần giao dịch tăng thứ 18 liên tiếp, là chuỗi tăng dài nhất kể từ năm 2006. Trong khi đó, giá vàng cũng ghi nhận tuần tăng thứ bảy và xu hướng này được cho là sẽ không dừng lại trong thời gian ngắn.

 “Trong bối cảnh môi trường lãi suất được duy trì ở ngưỡng 0 hoặc gần 0, vàng sẽ trở nên hấp dẫn hơn, bởi khi sở hữu vàng, bạn sẽ không phải lo lắng về việc không nhận được lãi đầu tư”, chuyên gia Mark Mobius, nhà đồng sáng lập của công ty quản lý tài sản Mobius Capital Partners, cho biết.

Các nhà phân tích đã dự đoán giá vàng tăng trong vài tháng qua. Hồi tháng Tư, Ngân hàng Bank of America (BofA) thậm chí đã nâng dự đoán về giá vàng trong 18 tháng sau đó lên ngưỡng 3.000 USD/ounce. 

Trưởng phòng nghiên cứu về hàng hóa và phái sinh của BofA Francisco Blanch nhận định “đại dịch toàn cầu đang cung cấp một lực đẩy bền vững cho vàng”, bởi những yếu tố như môi trường lãi suất thấp, tình trạng bất bình đẳng gia tăng và năng suất lao động giảm. Cũng theo chuyên gia này, một kịch bản khác có thể xảy ra khiến giá vàng tiếp tục mất kiểm soát, đó là khả năng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tiệm cận gần hơn với quy mô kinh tế Mỹ, từ đó mở ra một sự thay đổi địa chính trị.

Dự đoán táo bạo của ngân hàng nước Mỹ được đưa ra sau khi giá vàng giảm hồi tháng Ba, giữa bối cảnh giới nhà đầu tư đang “khát” tiền mặt để bù lỗ cho các tài sản rủi ro. Tuy nhiên, sau đó giá vàng đã nhanh chóng phục hồi sau khi Fed bất ngờ hạ lãi suất, cùng những dấu hiệu cho thấy các chương trình kích thích lớn từ chính phủ và ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ diễn ra.

Đây không phải lần đầu tiên giá vàng biến động mạnh sau những động thái của các ngân hàng trung ương. Trong giai đoạn tháng 12/2008 đến tháng 6/2011, Fed đã mua 2.300 tỷ USD nợ và duy trì môi trường lãi suất gần bằng 0 để thúc đẩy tăng trưởng. Diễn biến này đã khiến giá vàng tăng cao kỷ lục lên 1.921,17 USD/ounce vào tháng 9/2011.

Nhận định thị trường chứng khoán tuần từ 27 – 31/7: Thị trường có thể bước vào chu kỳ giảm

Nhà đầu tư ngày càng trở nên “e ngại” trước diễn biến mới về tình hình dịch bệnh COVID-19, lực bán dâng cao khiến thị trường giảm mạnh, đặc biệt là phiên giao dịch cuối tuần qua. Bên cạnh đó, khối ngoại cũng bán ròng tới hơn 530 tỷ đồng.  Giới phân tích tới từ các công ty chứng khoán nhận định, chuyển động của thị trường có thể đã theo xu hướng tiêu cực.

Thực tế, hầu hết các phiên giao dịch trong tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến “lình xình” chưa rõ xu hướng, nhưng đến phiên cuối tuần, thị trường giảm rất mạnh do đón nhận thông tin tiêu cực khi ghi nhận một bệnh nhân nam tại Đà Nẵng nghi mắc dịch COVID-19 sau gần 100 ngày Việt Nam không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Sau đó, bệnh nhân này đã được xác nhận là bệnh nhân nhiễm COVID-19.  Hiện nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang thực hiện mọi biện pháp để tránh dịch bệnh lây lan.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Gia vang, Giá vàng 9999, giá vàng 26/7, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, gia vang 9999, gia vang 26/7, giá vàng cập nhật

Giới phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán MB - MBS nhận định, phiên giảm mạnh cuối tuần qua như cú “đạp bồi” xác nhận thị trường rơi ra khỏi vùng tích lũy trong hơn 1 tuần. Tuy vậy, khả năng thị trường cũng sẽ có những phiên hồi kỹ thuật trong các phiên sắp tới. Nếu lực cầu bắt đáy vẫn được duy trì ở mức cao thì cơ hội hồi phục sẽ đến sớm, ngược lại dòng tiền “thờ ơ” thì nhà đầu tư nên chuẩn bị kịch bản thận trọng hơn.

Các nhà phân tích tới từ Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt - VDSC cho biết, tuần qua, VN-Index đã suy giảm nhanh sau khi đánh mất vùng hỗ trợ 860 điểm. Chuyển động của thị trường đã theo xu hướng tiêu cực. Hiện tại, VN-Index đang được hỗ trợ tại vùng 820 điểm.

Với mức giảm nhiều trong phiên giao dịch cuối tuần qua, có thể thị trường sẽ tạm thời phục hồi trở lại trong thời gian ngắn để kiểm tra lại áp lực bán, tuy nhiên vẫn cần lưu ý rủi ro đang ở mức cao. Do vậy, VDSC khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng và giữ danh mục ở mức an toàn cho đến khi thị trường có tín hiệu hỗ trợ đủ mạnh.

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BSC nhận định, phiên giao dịch cuối tuần, thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước đó, độ rộng thị trường ở trạng thái tiêu cực cho thấy sự lo lắng về dịch bệnh đã khiến đa số nhà giao dịch bán tháo. Nếu áp lực bán tiếp tục được duy trì, VN - Index có thể trở về khu vực hỗ trợ từ 805-815 điểm trong tuần tới.

Trong khi đó, các nhà phân tích tới từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS cho rằng, sóng tang cuối cùng của thị trường trong chu kỳ hồi phục từ quanh ngưỡng 650 điểm đã xác nhận kết thúc trong phiên 22/7 khi chỉ số VN-Index không thể giữ được ngưỡng hỗ trợ quan trọng quanh 860 điểm. Theo đó, thị trường bước vào chu kỳ giảm mới với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 800 điểm.

Thực tế, kết thúc tuần giao dịch từ 20 - 24/7, VN - Index giảm 42,86 điểm (4,9%) xuống 829,16 điểm; HNX-Index giảm 7,482 điểm (6,4%) xuống 109,33 điểm. Thanh khoản gia tăng so với tuần trước đó nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 20 tuần, với khoảng 5.300 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn.

Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 18,8% lên 24.089 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 23,7% lên 1.515 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 21,4% lên 2.433 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 33,3% lên 239 triệu cổ phiếu.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Gia vang, Giá vàng 9999, giá vàng 26/7, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, gia vang 9999, gia vang 26/7, giá vàng cập nhật

Các nhóm cổ phiếu chủ chốt trên thị trường đều có mức sụt giảm. Theo đó, các cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm giá với SHB giảm 13,1%,  BID giảm 8,2%, VPB giảm 8%, CTG giảm 7,7%, ACB giảm 6,5%, STB giảm 6,1%, TCB giảm 5,3%, EIB giảm 3,8%, VCB giảm 2,1%...

Nhóm cổ phiếu thép cũng giảm mạnh với VIS giảm 16,4%, HSG giảm 9,5%, NKG giảm 9,4%, HPG giảm 6%...

Nhóm cổ phiếu thực phẩm - đồ uống đồng loạt giảm với MSN giảm 7,5%, SAB giảm 5,7%, VNM giảm 4,9%, BHN giảm 2,5%...

Nhóm cổ phiếu hàng không có mức giảm mạnh. Cụ thể, HVN giảm 7,1%, VJC giảm 4,8%, ACV giảm 2,7%...

Các cổ phiếu trụ cột trong nhóm dầu khí cũng đều ở chiều giảm giá như GAS giảm 5%, PVS giảm 5,6%, PVD giảm 7,6%, PVB giảm 10,6%, PVC giảm 7,2% do gặp áp lực bán mạnh vào phiên cuối tuần.

Bên cạnh việc cổ phiếu giảm giá sâu thì việc khối ngoại bán ròng mạnh cũng là điểm tiêu cực đáng chú ý. Theo đó, khối ngoại đã bán ròng hơn 531 tỷ đồng trên toàn thị trường trong tuần qua, tăng tới 78,62% so với tuần trước.

Thực tế, không chỉ thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mà các thị trường chứng khoán trên thế giới cũng hầu hết đi xuống do tác động tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19 và diễn biến căng thẳng xung đột Mỹ Trung.

Các diễn biến gần đây làm gia tăng quan ngại về xung đột Mỹ-Trung gia tăng trong khi nền kinh tế toàn cầu đối mặt với triển vọng u ám do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Theo thông tin cập nhật trên trang worldmeters.info đến 6 giờ sáng 26/7 theo giờ Hà Nội, thế giới đã ghi nhận 16.171.030 ca mắc COVID-19; trong đó, có 647.353 ca tử vong và 9.870.110 ca đã bình phục.

Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực trên thế giới. Đáng chú ý, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ đã lên tới gần 150.000 ca trong tổng số hơn 4,3 triệu ca mắc bệnh. Trong vòng 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 60.549 ca nhiễm mới và 830 ca tử vong.

Trên thị trường chứng khoán, Phố Wall chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày 24/7, khép lại một tuần không mấy khởi sắc trong bối cảnh lo ngại về căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc làm giảm sức hấp dẫn của các kênh đầu tư rủi ro.

Trong phiên đầu tuần (20/7), nhóm cổ phiếu công nghệ đã hậu thuẫn thị trường đi lên, xong xu hướng này đã đảo ngược trong những phiên tiếp theo khi nhà đầu tư bắt đầu đánh giá lại giá trị cổ phiếu mà họ nắm giữ trước những lo ngại giá trị thị trường bị thổi phồng.

Đến phiên giao dịch cuối tuần 24/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,68% xuống 26.469,89 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 0,62% xuống 3.215,63 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 0,94% và đóng cửa phiên ở mức 10.363,18 điểm.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Gia vang, Giá vàng 9999, giá vàng 26/7, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, gia vang 9999, gia vang 26/7, giá vàng cập nhật

Tính chung cả tuần, các chỉ số chủ chốt đều hạ so với tuần trước, với chỉ số S&P 500 và Dow Jones chấm dứt đà tăng điểm của 3 tuần liên tiếp trước đó. Nasdaq thì có kết quả kém nhất trong bốn tuần qua.

Thị trường chứng khoán đã tăng mạnh kể từ tháng Ba bất chấp triển vọng kinh tế Mỹ không chắc chắn. Trước những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp từ chối đưa ra dự báo thu nhập của năm nay.

Giờ đây khi chương trình hỗ trợ lao động thất nghiệp của Mỹ dự kiến sẽ hết hạn vào cuối tháng Bảy, sự chú ý của thị trường hiện đang chuyển hướng tới các nghị sĩ ở Washington về khả năng họ có thể thông qua gói tài trợ bổ sung để hỗ trợ nền kinh tế hay không.

Bộ Lao động Mỹ cho biết 1,4 triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước, ghi dấu lần đầu tiên lượng đơn xin trợ cấp hàng tuần tăng so với tuần trước đó kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào mùa Xuân vừa qua. Ngoài số liệu yếu kém về việc làm, tâm lý của giới đầu tư trở nên tiêu cực hơn khi số liệu gần đây cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng sụt giảm.

Trong khi đó, Bắc Kinh đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ đóng cửa Tổng Lãnh sự tại thành phố Thành Đô, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc. Đây được cho là động thái đáp trả của Trung Quốc sau khi chính quyền Mỹ yêu cầu lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, bang Texas, phải đóng cửa trong vòng 72h đồng hồ với cáo buộc đây là trung tâm của các hoạt động gián điệp và những hoạt động thu thập trái phép các bí mật thương mại của doanh nghiệp Mỹ.

Các diễn biến này làm gia tăng quan ngại về xung đột Mỹ-Trung gia tăng trong khi nền kinh tế toàn cầu đối mặt với triển vọng u ám do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, các nhà quan sát cũng chỉ ra rằng diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại Mỹ cũng là yếu tố vĩ mô gây bất ổn thị trường.

Tại châu Á, sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á phiên cuối tuần (24/7). Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 2,2% xuống 24.705,33 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải hạ 3,9% xuống 3.196,77 điểm. Thị trường chứng khoán Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ.

Chứng khoán Sydney, Singapore, Jakarta và Bangkok đều giảm hơn 1% phiên cuối tuần qua. Trong khi đó, chứng khoán Mumbai hạ 0,6% và chứng khoán Seoul để mất 0,7%, chứng khoán Đài Bắc, Manila và Wellington cũng hòa chúng xu hướng giảm này.

Nhóm P.V

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm