Đọc những tờ báo Cách mạng trước năm 1945 đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

28/08/2015 19:54 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Nhân kỉ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2015) và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2015), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: “Sưu tập Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945”.

Buổi trưng bày khai mạc sáng nay, 28/8 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội).

Buổi trưng bày giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu, hiện vật quý, đặc biệt sưu tập báo chí cách mạng thời kỳ 1925-1945 hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Thái Nguyên, Bảo tàng Sơn La... Những tư liệu, hiện vật quý này giúp khách tham quan hiểu hơn về một thời kỳ biên tập, in ấn, phát hành đầy khó khăn, gian khổ của các thế hệ người làm báo.

Qua buổi trưng bày, công chúng hiểu rõ hơn sự hy sinh, mất mát của chính những người chiến sĩ cầm bút và biết bao quần chúng nhân dân, cơ sở cách mạng đã bảo vệ, nuôi giấu cơ quan biên tập, in ấn báo trong hoàn cảnh hiểm nguy những năm trước Cách mạng tháng Tám, năm 1945.

Nội dung trưng bày gồm 5 phần: Báo chí cách mạng giai đoạn 1925-1930; Báo chí cách mạng giai đoạn 1930-1936; Báo chí cách mạng giai đoạn 1936-1939; Báo chí cách mạng giai đoạn 1939-1945; Sưu tập truyền đơn thời kỳ Cách mạng tháng Tám, năm 1945.

Thethaovanhoa.vn xin giới thiệu một số hình ảnh từ cuộc trưng bày:

Báo Lao Động, cơ quan tuyên truyền của Tổng Công hội Bắc kỳ số 4 ra ngày 1/11/1929

Báo Thế giới, cơ quan tuyên truyền của Đoàn thanh niên Dân chủ Bắc kỳ số ra ngày 13/9/1939

Báo Cứu quốc, cơ quan tuyên truyền của Trung ương của Tổng bộ Việt Minh Số mùa Xuân, ra ngày 10/2/1942


Báo Tin Tức của cơ quan Mặt trận Bình Dân.


Tòa soạn báo Tin Tức.


Báo Le Travail xuất bản tại Hà Nội.


Đoàn bán báo kỷ niệm 1/5/1938 tại khu Đấu Xảo, Hà Nội.


Báo la lutte (Tranh đấu).


Buổi trưng bày nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng Thủ đô.

Mỹ Mỹ

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm