17/03/2009 09:02 GMT+7 | Văn hoá
(TT&VH Cuối tuần) - Tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật TP.HCM, thời thế run rủi khiến họa sĩ Ngô Đồng trở thành nhà chép tranh Ngô Đồng không chỉ nổi tiếng trong làng tranh chép Việt Nam mà còn hiện diện cả trên nhật báo Los Angeles Times ở Mỹ và tuần báo Times của Anh. 15 năm trong nghề, chép cả ngàn bức tranh của các danh họa thế giới, từ Monet, Van Gogh, Gauguin, Matise…, nhưng nay anh quyết định “gác bút” vì nhiều lý do, trong đó có nỗi buồn cho sự xuống cấp và xuống dốc của thị trường tranh chép cũng như nghệ thuật chép tranh Việt Nam một thời từng được đánh giá cao trong khu vực.
* So thời anh mới bước vào làng tranh chép (những năm 1980) với thời các cửa hàng chép tranh nở rộ khắp thành phố hiện nay, anh nhìn thấy gì trong sự phát triển của thị trường này?
- Khoảng năm 1984, có khách Đài Loan qua đặt hàng tranh chép với Hội Mỹ thuật Thành phố. Hội gọi tôi tập hợp nhóm họa sĩ chép tranh theo đơn đặt hàng của họ. Lúc bấy giờ vừa tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật, mọi người đều nghĩ tới việc kiếm sống, nên khoản thù lao chép tranh từ 50 USD đến 100 USD lúc đó là “kinh khủng” lắm. Ngoài thu nhập ra, công việc này cũng khiến tôi thỏa chí vẽ vời.
Đến năm 2000, các tiệm tranh chép ở TP.HCM bắt đầu mọc lên ngày một nhiều, có tới cả trăm, và có cả hàng ngàn người sống bằng nghề này. Nhưng chất lượng tranh chép lại đi xuống thấp do cạnh tranh không lành mạnh. Nhiều người vẽ rất ẩu khiến uy tín tranh chép của Việt Nam bị giảm sút nghiêm trọng. Tranh chép của Trung Quốc làm theo kiểu in lên vải rồi vẽ một chút lên trên, bán với giá chỉ bằng nửa tranh mình, thậm chí thấp hơn, cũng bắt đầu xuất hiện. Từ khoảng năm 2006 người nước ngoài bắt đầu nghi ngại chất lượng tranh chép của Việt Nam, cộng thêm tai tiếng về tranh Việt Nam giả trên thị trường. Nay Nhật Bản đã bỏ hẳn thị trường tranh chép Việt Nam, trong khi trước đây Việt Nam được khách Đài Loan đánh gia cao về tay nghề chép tranh, như tranh tôi chép chẳng hạn, họ bảo không bao giờ phải kiểm tra và giá bán cao hơn.
Thị trường tranh chép ở Việt Nam càng ngày càng xuống dốc về chất lượng, tranh chép cũng còn bị làm... giả nữa! Trong khi nhu cầu thì rất lớn. Người Việt Nam giờ đây có thói quen xây nhà xong là nghĩ tới tranh.
Tranh chép Việt Nam đã có một khởi đầu tốt, nay lại lâm vào khó khăn.
* Nếu tranh chép chỉ là bản copy lại thì giá trị của nó nằm ở đâu, thưa anh?
- Lợi ích lớn nhất của tranh chép là phổ biến được các tác phẩm nổi tiếng, giúp người ta có thể treo những bức tranh đẹp trong nhà với giá rẻ. Thật ra giá tranh chép ở Việt Nam rất rẻ so với thế giới. Chẳng hạn ở Mỹ, loại tranh chép bằng cách in rồi đổ màu lên có giá khoảng 1.000 USD, còn tranh chép tay có thể có giá tới 10.000 USD (loại này ở Việt Nam chỉ khoảng 100 USD).
Ngoài ra, theo tôi được biết, các trường mỹ thuật của châu Âu đều có bộ môn chép tranh giúp sinh viên nghiên cứu bút pháp của các bậc thày. Nếu chép tranh ở trình độ cao, người chép sẽ học được rất nhiều. Tranh nguyên bản khi sáng tác rất ngẫu hứng và tự do; người chép tranh làm được như vậy rất khó và phải có tính nghệ thuật rất cao. Tranh chép phải có nghề và có cả cảm xúc nữa. Tất nhiên là tôi muốn nói đến việc chép tranh ở mức độ cao. Trong suốt quá trình mười mấy năm chép tranh, có những lúc tôi thấy ghen ty với các tác giả. Chẳng hạn, khi chép tranh Van Gogh tôi cảm thấy ghen tỵ sao ông ấy lại có thể vẽ được những bức đẹp thế, nét bút hay thế mà lại giản dị thế. Tranh Matise thì cực kỳ khó chép, dù chỉ vài đường nét nhưng đầy xúc cảm. Đôi khi tôi cũng phải đầu hàng vì không thể chép lại được, như của Dali...
* Trong thực tế, có những họa sĩ chép tranh giỏi đã đi làm tranh giả. Ranh giới giữa tranh chép và tranh giả rất mong manh. Vậy xin hỏi anh nghề chép tranh có nguyên tắc nghề nghiệp để không vượt qua ranh giới này không?
- Khi chép tranh, việc đầu tiên mình nghĩ là cố gắng làm thế nào cho giống bức thật chứ không nghĩ là phải làm cho người ta tưởng đó là tranh thật. Khi chép, ai cũng muốn đạt tới mức hoàn hảo nhưng làm để cho người ta tưởng là tranh thật thì lại là vấn đề khác. Tranh chép và tranh giả có kỹ thuật cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau mục đích sử dụng. Tranh giả được làm với mục đích lừa người chơi tranh để kiếm tiền. Ở Việt Nam cũng có quy định về tranh chép (chẳng hạn tranh chép phải lớn hoặc nhỏ hơn tranh thật 2cm, không được giả chữ ký tác giả...) nhưng theo tôi thì quy định cũng chẳng giải quyết được việc gì vì việc đăng ký bản quyền tác phẩm ở Việt Nam vẫn chưa được coi trọng, và như thế những quy định trên kia có thể vô nghĩa vì người ta không thể biết những bức tranh gốc có kích thước thế nào, ai là tác giả.v.v. Ở nước ngoài, tranh có hồ sơ, như một “sổ đỏ” của tác phẩm, nên người ta rất khó bán tranh giả. Theo tôi, cơ quan quản lý văn hóa nên có chỗ thông báo cập nhật về bản quyền của các bức tranh mới ra đời để những người quan tâm có thể tra cứu để biết lý lịch của chúng.
* Còn anh có nguyên tắc riêng nào khi chép tranh hay không?
* Làm sao để không bị lừa, thưa anh?
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất