28/12/2014 16:07 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Sau khi có tin chiếc máy bay của hãng AirAsia bị mất tích, mọi sự chú ý hiện đều tập trung vào hệ thống theo dõi vị trí mà chiếc máy bay này sử dụng.
Chuyến bay của hãng hàng không AirAsia mang số hiệu QZ8501, chở theo 162 hành khách đã đột ngột mất liên lạc với trạm điều khiển không lưu trong ngày 28/12.
Thông thường khi hoạt động, các máy bay sẽ phát lại thông tin bảo trì hệ thống máy móc của nó cho các nhà sản xuất máy bay và hãng hàng không quản lý máy bay. Dữ liệu và hoạt động liên lạc liên quan cũng có thể giúp tìm ra chiếc máy bay mất tích, như trường hợp chuyến bay mang số hiệu 447 của Pháp bị đâm trên biển Đại Tây Dương hồi năm 2009.
Trong trường hợp chuyến bay của Malaysia Airlines mang số hiệu MH370 bị mất tích, thông tin bảo trì được phát qua thiết bị liệc lạc có tên ACARC (Hệ thống định vị và báo cáo máy bay).
Vẫn chưa có nhiều đáp án trong vụ mất tích chiếc máy bay của hãng AirAsia
John Hansman, giám đốc Trung tâm Vận chuyền hàng không quốc tế của Viện Công nghệ Massachusetts, ước tính 90% các máy bay hiện đại đang sử dụng các phiên bản khác nhau của hệ thống ACARC. Hệ thống này, thông qua việc giám sát hoạt động của máy bay, đã giúp các hàng không tiết kiệm chi phí.
Theo Hansman, trước tiên việc giám sát chi tiết hoạt động của máy bay, như khi nào má phanh hoạt động hay khi nào máy bay cất cánh, hạ cánh sẽ giúp các hãng hàng không tính toán chi phí chính xác hơn. Các báo cáo bảo trì cũng sẽ cho biết từng vấn đề nhỏ của máy bay, như động cơ của nó đang nóng hơn bình thường, thể hiện dấu hiệu cho thấy đã có linh kiện xuống cấp.
"Người ta dùng hệ thống này vì nếu có điều gì bất thường, máy bay sẽ báo lại cho bộ phận bảo trì dưới mặt đất. Ngay khi máy bay hạ cánh, bộ phận bảo trì đã có thể thay thế thiết bị hỏng và máy bay có thể tiếp tục được đưa vào hoạt động" - Hansman nói.
Về cơ bản, các báo cáo bảo trì có thể được gửi đi, khi máy bay ở dưới đất, thông qua hệ thống truyền tín hiệu VHF. Tuy nhiên khi máy bay đang hoạt động, báo cáo sẽ được gửi đi bằng vệ tinh. Tính chất phức tạp của hệ thống lệ thuộc vào việc các hãng sản xuất máy bay muốn chi bao nhiêu tiền cho nó.Thông báo chính thức của AirAsia Indonesia về vụ QZ8501 mất tích xem TẠI ĐÂY CHÙM ẢNH: Toàn cảnh vụ máy bay QZ8501 của AirAsia mất tích xem TẠI ĐÂY Mỹ lên tiếng về vụ mất tích máy bay AirAsia xem TẠI ĐÂY Phi công lái QZ8501 có kinh nghiệm hàng nghìn giờ bay xem TẠI ĐÂY TRỰC TIẾP: Máy bay chở 162 người của AirAsia mất tích xem TẠI ĐÂY Máy bay Air Asia mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu xem TẠI ĐÂY |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất