Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trang web 38 độ Bắc của Mỹ chuyên theo dõi tình hình ở Triều Tiên phân tích hình ảnh chụp từ vệ tinh gần đây cho rằng một con đập gần tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên đã bị vỡ. Mực nước trên đập đã giảm xuống đáng kể và các cửa xả nước lộ ra.
Khoảng 7 giờ ngày 28/5, đập thủy lợi Đầm Thìn, xã Cấp Dân, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ bị vỡ khiến nhiều hộ dân phải sơ tán khẩn cấp, hàng chục héc-ta lúa, hoa màu của người dân bị ảnh hưởng.
Ngày 19/5, Thống đốc bang Michigan của Mỹ, ông Gretchen Whitmer, đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở hạt Midland sau khi xảy ra 2 vụ vỡ đập khiến hàng nghìn người phải đi sơ tán.
Tiến hành điều tra vụ vỡ đập xảy ra sáng 19/10 tại huyện Kuraginsky, thuộc vùng Krasnoyarsk của Nga, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và 6 người mất tích, các cơ quan chức năng đã bắt giữ 3 đối tượng liên quan.
Theo hãng tin TASS, sáng 19/10, một con đập tại huyện Kuraginsky, thuộc vùng Krasnoyarsk của Nga, đã bị vỡ, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, 15 người bị thương.
Chính quyền Zimbabwe ngày 15/2 cho biết hơn 60 người có thể đã thiệt mạng trong hai hầm mỏ sau một vụ vỡ đập gần đó ở tỉnh Tây Mashonaland của Zimbabwe.
Giới chức Brazil thông báo tính tới tối 26/1 (theo giờ địa phương), vụ vỡ đập hồ chứa chất thải tại mỏ quặng sắt Corrego do Feijao thuộc sở hữu của tập đoàn khai thác khoáng sản Vale ở bang Minas Gerais, Đông Nam Brazil, đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 34 người, trong khi vẫn còn hàng trăm người mất tích.
Số người thiệt mạng trong vụ vỡ đập hồ chứa chất thải xảy ra ngày 25/1 tại bang Minas Gerais, Đông Nam Brazil, hiện là 9 người, trong khi số người được thông báo mất tích đã lên tới hơn 300 người. Con số đưa ra trước đó là gần 200 người mất tích.
Vào khoảng 11h trưa ngày 3/9, đập chứa nước Giao Kèo với diện tích khoảng 3ha, thuộc tổ 3, ấp 4, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị vỡ thân đập khiến nhiều hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề.
Hơn 50.000 người tại miền Trung Myanmar đã phải sơ tán sau vụ vỡ đập vào sáng 29/8 gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại các khu vực lân cận và gây cản trở giao thông tại tuyến đường cao tốc.
Theo báo Vientaine Times, người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đập thủy điện Sepien-Senamnoy ở huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, miền Nam Lào có thể nhận được khoản bồi thường đầy đủ khi chính phủ xác định rằng sự cố này không phải là thảm họa thiên nhiên.
Thủ tướng Lào Thong-lun Xi-xu-lít cho biết chính phủ nước này sẽ làm việc với các nước có công ty là cổ đông dự án nhà máy thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy để điều tra về nguyên nhân gây vỡ đập thủy điện vào tối 23/7 vừa qua. Phản ánh của phóng viên TTXVN tại Lào.
Một ủy ban quốc gia phụ trách xử lý sự cố vỡ đập Sepien Senamnoy (Xê-piên Xê-nặm-nọi) tại tỉnh Attapeu (A-ta-pư) của Lào cảnh báo việc đưa tin giả mạo và chia sẻ các tin ảnh giả mạo về sự cố này là hành vi vi phạm luật pháp của Lào.
Vỡ đập thủy điện Sepien Senamnoi, huyện Sa Nạm Xay, tỉnh Attapeu, khi mực nước trên thung lũng huyện Sa Nạm Xay đang bắt đầu rút xuống, nhóm phóng viên TTXVN mới tiếp cận được tâm lũ với sự đồng ý của chính quyền huyện Sa Nạm Xay.
Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Vientiane và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse khẩn trương tìm hiểu thông tin và triển khai các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có người Việt Nam bị ảnh hưởng.
Một tiếng nổ trầm đục vang lên từ phía bến cảng Boston, rồi cái chết ngọt ngào từ từ tràn tới mọi ngõ ngách của thành phố được coi là mang tính châu Âu nhất Bắc Mỹ: một bể chứa rỉ đường khổng lồ bị vỡ đập ngăn.
Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Văn phòng Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng đã triển khai công tác hỗ trợ cho nước bạn Lào ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố vỡ đập Thủy điện Xepian - Xe Nam Noy ngày 23/7.
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, khoảng 16 giờ ngày 25/7, Công ty Hoàng Anh Gia Lai của Việt Nam đã đưa được 26 công nhân của công ty này (gồm 25 người Việt Nam và một người Lào) ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng do vụ vỡ đập thủy điện tại Lào.
Đập thuỷ điện Xepien Xenamnoy ở huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu là dự án hợp tác trị giá 1,2 tỷ USD giữa Công ty xây dựng và thiết kế SK Hàn Quốc, Công ty Điện lực Đông Hàn Quốc, Công ty General Holding của Thái Lan và một công ty điện lực của Lào.