03/03/2011 11:02 GMT+7 | Thế giới
Tính đến giữa đêm 2/3, đã có 6.196 lao động di tản ra khỏi Libya. Lao động nước ta chủ yếu di tản sang các nước thứ ba là Malta, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Tunisia và Algeria.
Lao động đang di tản về biên giớiTrước 2/3, chúng ta đã đưa được 1.635 người về nước, sáng 2/3 có thêm 1 chuyến bay về TP.HCM mang theo 340 lao động và trong ngày có 3 chuyến bay đã cất cánh từ Thổ Nhĩ Kỳ, Malta và chuyến bay thương mại từ Cairo (Ai Cập) đưa thêm 764 lao động trở về Việt Nam. Ngoài ra còn một số lao động đi từ Singapore, Bangkok do chủ lao động mua vé. Tổng cộng, số lao động đã về Việt Nam là 2.739 người.
Tại Cairo (Ai Cập), Việt Nam còn 206 người, đều đã được mua vé để theo các máy bay thương mại để về nước. Bên cạnh đó còn 98 người từ biên giới đang di chuyển về Cairo. Đồng thời, hơn 1.400 người đang tiếp tục di chuyển từ Libya về biên giới Ai Cập. Tuy nhiên, Ai Cập và Ả Rập Xê Út chưa cho phép các chuyên cơ đón lao động của ta bay trực tiếp, Bộ Ngoại giao đang tiếp tục xúc tiến xin phép.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, số lao động chúng ta được vận tải bằng đường biển tới khá đông. Ngay trong buổi họp Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân nhận được điện thoại từ Đại sứ quán nước ta thông báo đã đàm phán xong với chủ sử dụng lao động. Họ đã quyết định thuê máy bay của hàng không Việt Nam để đưa lao động của Việt Nam từ Istalbul về nước sớm nhất.Hiện còn khoảng 200 lao động đang phân tán nhỏ lẻ trong các công xưởng, nhà máy do người Libya làm chủ vẫn chưa thoát ra khỏi Libya. Các nhóm này vẫn giữ được liên lạc với sứ quán Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân, tại biên giới giữa Ai Cập với Tunisia, ban đêm sa mạc rất giá lạnh, người lao động phải di chuyển trong đói, rét và có thể cả “tên bay đạn lạc”. Tuy nhiên đến hết ngày 2/3, chưa có thông tin gì là có thương vong đối với người lao động Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Kim Ngân cho biết, các đoàn của ta đã mang nước ngọt, hơn 2.000 bánh chưng, lượng lớn lương khô để người lao động có thể ăn tại chỗ và bỏ túi dự phòng.Việt Nam tiếp tục đàm phán với các chủ lao động, ràng buộc trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, kêu gọi sự giúp đỡ các cơ quan ngoại giao các nước lân cận, cũng như sự vào cuộc của các tổ chức quốc tế như tổ chức di trú quốc tế IOM, UNHCR, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Chính phủ căn cứ vào pháp luật hiện hành và các hợp đồng lao động để tìm cách giải quyết cho lao động. Số lao động đã có tiền gửi về rồi thì đã có tiền gửi ngân hàng, nhưng số mới sang thậm chí có mấy tuần đã phải về thì rất khó khăn vì vay ngân hàng 35 - 40 triệu đồng, Thủ tướng đã yêu cầu các ngân hàng khoanh nợ lại và phân loại đối tượng để có chính sách thích hợp.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam sẽ tiếp tục mở thị trường mới ưu tiên đối tượng này tiếp tục xuất khẩu lao động, cho vay vốn, hoặc nếu Libya ổn định thì tiếp tục đưa người lao động trở lại. Không đặt vấn đề doanh nghiệp phải bồi thường, bởi các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong hoàn cảnh này cũng chịu lỗ. Tuy nhiên, Chính phủ cũng căn cứ vào luật và hợp đồng với người lao động để yêu cầu trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động cụ thể.Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho biết thêm, Luật xuất khẩu lao động không có nội dung đề cập tới tình huống “xảy ra chiến tranh”. Trong những trường hợp bất khả kháng như chiến tranh, tai nạn lao động, Bộ có Quỹ hỗ trợ lao động ngoài nước. Hiện Quỹ đã tạm ứng chi cho mỗi lao động 1 triệu đồng cộng với hỗ trợ của các doanh nghiệp để các lao động có chi phí về quê. Chính phủ sẽ có trách nhiệm tới cùng trong việc chỉ đạo phối hợp với chính phủ nước ngoài và với doanh nghiệp để chia sẻ khó khăn với người lao động. Phần nào vượt quá khả năng của các doanh nghiệp, Chính phủ sẽ đứng ra lo cho công dân của mình.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất