Kỳ 2, tiếp theo: Thể Công trong trái tim tôi

20/12/2016 06:19 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Bạn có biết Thể Công đã suýt bị giải tán, khi cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay của đế quốc Mỹ đã đến những lúc căng thẳng, quyết liệt nhất? Nếu như không có tầm nhìn chiến lược của các tướng lĩnh lãnh đạo quân đội, chắc Thể Công đã không còn từ cách đây 52 năm trước.

Ngày 5/8/1964, với lý do “trả đũa” việc tàu hải quân Việt Nam tấn công chiến hạm Maddox ở Vịnh Bắc Bộ, đế quốc Mỹ tuyên bố mở rộng chiến tranh bằng không quân và hải quân ra toàn miền Bắc.

Việc dựng chuyện thể hiện mưu đồ từ lâu của Mỹ: Tăng cường các đợt máy bay đánh phá toàn diện miền Bắc nhằm hạn chế khả năng tiếp sức của hậu phương cho tiền tuyến lớn miền Nam, khi quân đội viễn chinh Mỹ bị lực lượng quân Giải phóng đánh cho tơi tả tại khắp chiến trường Nam Bộ.

Đất nước đã chính thức trong tình trạng chiến tranh. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, toàn quân và toàn dân tập trung xác định chiến đấu lâu dài bởi đế duốc Mỹ kẻ thù lần này hùng mạnh nhất thế giới, thì có rất nhiều ý kiến cho rằng nên giải thể các đơn vị thể thao vì chưa cần thiết.

Mặc dù vẫn tập luyện, sinh hoạt tại SVĐ Cột Cờ Hà Nội như bình thường, song toàn thể cán bộ, chiến sỹ, VĐV Thể Công đã quán triệt tinh thần sẵn sàng hoạt động theo chế độ thời chiến. Tháng 2 năm 1965, tình hình rất căng thẳng, cấp trên quyết định thu gọn hệ thống công tác TDTT trong quân đội, Phòng TDTT Cục Quân huấn tạm ngưng hoạt động…

Nhiều cán bộ đang làm công tác TDTT viết đơn xung phong ra chiến trường. Bộ Tổng Tham mưu (TTM) đang tính toán phương án giải thể Đoàn TDTT QĐ - Thể Công. Có người trên Bộ thông báo: Quyết định giải thể Thể Công đã được đặt trên bàn chỉ còn chờ chữ ký?

Nhưng khi mà tất cả các cán bộ, HLV, VĐV Thể Công đều chuẩn bị ra trận hoặc làm công tác khác thì có lệnh cấp tốc từ Bộ TTM: “Đoàn TDTT QĐ (Thể Công) tiếp tục công tác, chuẩn bị chờ lệnh điều động trực thuộc Hiệu ủy Trường Sỹ quan lục quân Việt Nam”.

Thể Công trong trái tim tôi

Thể Công trong trái tim tôi

Tôi chỉ được nghe thôi chứ đã bao giờ được nhìn thấy cầu thủ bóng đá gần như bây giờ! Sao trông họ oai hùng thế không biết! Đặc biệt cái áo đẹp quá, ước gì mình được mặc cái áo có hàng chữ QĐND trước ngực như thế nhỉ?

Tại sao Thể Công lại trở về Trường SQLQVN? Xin được ghi lại những sự kiện dưới đây qua những gì người thầy đã quá cố của tôi, nguyên Đại tá Đoàn trưởng Thể Công - Ngô Xuân Quýnh - kể lại khi ông còn sống. Đó là vào những năm 2003, khi tờ báo Bóng đá do tôi phụ trách còn non trẻ, tôi mời ông làm cố vấn. Ông kể và tôi xin ghi lại trung thực.

Tất cả cho tiền tuyến

Trong tình hình máy bay Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc ngày càng ác liệt, 100% quân số Thể Công viết đơn tình nguyện đi chiến đấu. Để sẵn sàng lên đường hành quân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước…”, ngoài thời gian tập luyện chuyên môn, các cán bộ, chiến sỹ, VĐV toàn đoàn Thể Công mỗi người chuẩn bị sẵn một chiếc balo nặng khoảng 30kg, trong đó chứa gạch hoặc đá ong để mỗi khi di chuyển (ra sân tập, đi ăn, sinh hoạt tập thể)…, đeo vào để vai và cơ thể làm quen phòng khi điều ra chiến trường có thể mang vác được một cách bình thường. Theo quy định, các đội thể thao mỗi tuần có 3 đêm tập hành quân đường dài, bóng đá cũng không là ngoại lệ, bất chấp việc vẫn đang tiếp tục thi đấu giải miền Bắc.

Trong khi đó, ở Hà Nội và các thành phố lớn phía Bắc, các cơ quan hành chính, nhà máy, các đoàn văn hóa, nghệ thuật…, sơ tán khỏi thành phố. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT…, tạm lắng hoặc chuyển về hoạt động ở vùng nông thôn, vùng núi hẻo lánh.

Trường Huấn luyện kỹ thuật TDTT Trung ương khi ấy đóng quân ở Nhổn, Hoài Đức, Hà Nội, nơi tập trung các nhân tài TDTT hàng đầu quốc gia được lệnh giải thể. Đoàn TDTT Quân đội dường như cũng phải chuẩn bị theo chiều hướng ấy.

(Còn nữa)

Như một Tiểu đoàn bộ binh

Nhiều VĐV nổi tiếng Thể Công đã xung phong lên đường chiến đấu, đặc biệt các cán bộ, chiến sỹ quê Nam Bộ tập kết ra Bắc. Bóng đá có các danh thủ Huỳnh Văn Len (Mười lủi), anh đã được đào tạo ở Trường SQLQVN trước khi trở lại quê hương, Nguyễn Thành Út, tức Út Lào, tiền đạo cánh trái nổi tiếng trong bộ tứ tấn công của Thể Công: Tiền – Nhi – Chi – Út. Tiền vệ Hà Hiển, một tiền vệ đánh chặn hay nhất những năm ấy người Nghệ Tĩnh, cũng được lên dường cùng đợt với tiền đạo Phạm Ngọc Khánh, sau này là Liệt sỹ, Anh hùng QĐNDVN…Cho đến những ngày đầu năm 1965, với tư thế sẵn sàng chiến đấu, Thể Công đã nhận đủ vũ khí, trang bị biên chế như một Tiểu đoàn bộ binh. Tất cả đều xác định chuẩn bị sẵn sàng lên đường.


VŨ MẠNH HẢI
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm