16/02/2021 10:29 GMT+7 | Bạn cần biết
(Thethaovanhoa.vn) - Bên cạnh "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy", ngày 4 Tết Tân Sửu 2021 cũng là một ngày mang nhiều ý nghĩa sẽ giúp ích được nhiều cho gia chủ.
Theo lịch vạn niên thì mùng 4 Tết rơi vào ngày 15 tháng 2 dương lịch. Đây là ngày cúng hết Tết, ngày xuất hành, ngày khai Xuân,… để có một năm mới thuận lợi và bình an hơn, gia chủ cần biết ngày này tốt hay xấu để còn tránh.
Ngày mùng 4 Tết 2021 tốt hay xấu?
Theo lịch Vạn Niên, ngày mùng 4 Tết 2021, tức ngày 15/02/2021 là ngày Giáp Ngọ, Hắc Đạo, sao Bạch Hổ.
Tuổi khắc với ngày này: Mậu Tý, Nhâm Tý, Canh Dần, Nhâm Dần.
Tuổi hợp với ngày này: Dần, Tuất.
Việc nên làm: Tốt cho các việc giao dịch, buôn bán, làm chuồng lục súc, thi ơn huệ.
Việc không nên làm: Xấu cho các việc xuất hành, thưa kiện, châm chích, an sàng.
Hướng xuất hành: Đông Bắc (Hỷ Thần), Đông Nam (Tài Thần).
Giờ Hoàng Đạo: Tý (23h-01h), Sửu (01h-03h), Mão (05h-07h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).
Giờ Hắc Đạo: Dần (03h-05h), Thìn (07h-09h), Tỵ (09h-11h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h).
Giờ đẹp xuất hành trong ngày
Từ 11h-13h (Ngọ) và từ 23h-01h (Tý) Là giờ rất tốt lành, nếu đi thường gặp được may mắn. Buôn bán, kinh doanh có lời. Người đi sắp về nhà. Phụ nữ có tin mừng. Mọi việc trong nhà đều hòa hợp. Nếu có bệnh cầu thì sẽ khỏi, gia đình đều mạnh khỏe.
Từ 13h-15h (Mùi) và từ 01-03h (Sửu) Cầu tài thì không có lợi, hoặc hay bị trái ý. Nếu ra đi hay thiệt, gặp nạn, việc quan trọng thì phải đòn, gặp ma quỷ nên cúng tế thì mới an.
Từ 15h-17h (Thân) và từ 03h-05h (Dần) Mọi công việc đều được tốt lành, tốt nhất cầu tài đi theo hướng Tây Nam – Nhà cửa được yên lành. Người xuất hành thì đều bình yên.
Từ 17h-19h (Dậu) và từ 05h-07h (Mão) Mưu sự khó thành, cầu lộc, cầu tài mờ mịt. Kiện cáo tốt nhất nên hoãn lại. Người đi xa chưa có tin về. Mất tiền, mất của nếu đi hướng Nam thì tìm nhanh mới thấy. Đề phòng tranh cãi, mâu thuẫn hay miệng tiếng tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng tốt nhất làm việc gì đều cần chắc chắn.
Từ 19h-21h (Tuất) và từ 07h-09h (Thìn) Tin vui sắp tới, nếu cầu lộc, cầu tài thì đi hướng Nam. Đi công việc gặp gỡ có nhiều may mắn. Người đi có tin về. Nếu chăn nuôi đều gặp thuận lợi.
Từ 21h-23h (Hợi) và từ 09h-11h (Tị) Hay tranh luận, cãi cọ, gây chuyện đói kém, phải đề phòng. Người ra đi tốt nhất nên hoãn lại. Phòng người người nguyền rủa, tránh lây bệnh. Nói chung những việc như hội họp, tranh luận, việc quan,…nên tránh đi vào giờ này. Nếu bắt buộc phải đi vào giờ này thì nên giữ miệng để hạn chế gây ẩu đả hay cãi nhau.
Lễ cúng hóa vàng mùng 4 Tết Tân Sửu 2021 gồm những gì?
Lễ hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ năm mới. Lễ vật dâng cúng trong lễ hóa vàng gồm: Nhang, hoa, mâm ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.
Văn cúng lễ hóa vàng như sau:
- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
- Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 4 tháng Giêng năm Tân Sửu 2021
Chúng con là: ……………………………tuổi………………
Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc Xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Cách làm lễ hóa vàng đúng phong tục:
Lễ hóa vàng là lễ cúng đưa ông bà, còn gọi là cúng tiễn ông vãi. Vì vậy, có gia đình cúng vào ngày mùng 3 hoặc mùng 4 Tết.
Sau khi soạn xong các vật lễ để làm lễ cúng hóa vàng, gia chủ sẽ chọn giờ đẹp để tiến hành cúng khấn. Sau khi cúng khấn xong là đến lúc hóa vàng. Nếu có vàng mã đã cúng trong ba ngày tết thì mang ra hóa.
Đối với những có người mới mất thì vàng mã dành cho người mới mất trong năm qua sẽ được hóa riêng.
Khi hóa vàng xong thì sẽ dùng rượu cúng vẩy vào mấy giọt. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng. Trong bữa cơm hóa vàng, con cháu tề tựu đày đủ, thân mật và sau đó chia tay, chấm dứt mấy ngày Tết
Những thông tin trên đây đều mang tính chất chiêm nghiệm và là quan niệm, phong tục truyền thống người Việt.
KN (tổng hợp)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất