29/11/2014 06:31 GMT+7 | Văn hoá
Nếu so với triển lãm năm 2010 (15 tác giả 30 tác phẩm, 9 người ở TP.HCM, 6 Hà Nội) và 2012 (16 tác giả 31 tác phẩm, 9 Hà Nội, 7 TP.HCM), thì năm nay vẫn đa phần vẫn là nhân vật cũ, dường như chỉ vắng Trần Thanh Nam, Nguyễn Xuân Tiên, Lương Văn Việt. Thế nhưng, nếu xét về lực lượng làm điêu khắc, thì đây đã là một lát cắt dày, với những gương mặt tiêu biểu, hoặc có bản sắc riêng. Xét về phẩm lượng tác phẩm thì năm nay có nhiều nét “tiệm cận mới”. Những tác giả thể hiện rõ nhất sự kế thừa và đổi mới chính mình gồm Hoàng Tường Minh, Thái Nhật Minh, Bùi Hải Sơn…, những tác giả khác thì muốn làm mới, thậm chí chạm đến điêu khắc ý niệm như Đào Châu Hải.
Phần lớn các tác phẩm lần này tỏ rõ thiên hướng đương đại, ví dụ Cành cây của Nguyễn Ngọc Lâm, Châu của Vĩnh Đô, Chân dung của Trần Văn An, Kết hợp 10 của Phạm Bảo Sơn, Nhật thực của Trần Trọng Tri… Ngay một vài tác phẩm giữ khuynh hướng truyền thống thì cách thể hiện cũng đã tươi trẻ, gần gũi hơn với đời sống đô thị ngày nay. Hiếm có một triển lãm điêu khắc nào tại Việt Nam mà tác phẩm đồng đều, chuyên nghiệp… như triển lãm này.
Tại buổi gặp gỡ báo chí trước ngày khai mạc, nhà điêu khắc Đào Châu Hải khẳng định TP.HCM và Hà Nội hiện tại quá thiếu vắng không gian dành cho điêu khắc, mà tầm nhìn thị giác nói chung cũng rất lung tung: “Điêu khắc dường như đã bị “bít cửa” trong quan hệ với kiến trúc, với cảnh quan đô thị, nên khi xây dựng người ta mặc nhiên không nghĩ đến nó nữa”.
“Rõ ràng là đời sống hôm nay không có gì thuận lợi cho nghệ thuật, nhất là ngành điêu khắc, nhưng nó lại cung cấp cho nghệ thuật vô vàn vấn đề nhân tình thế thái, mà một đời người không thể thấu đạt hết”, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng nhận định.
Văn Bảy
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất