16/01/2017 08:12 GMT+7 | Văn hoá
(Thethaovanhoa.vn) - Simon Tolkien, cháu nội của JRR Tolkien, trong quá trình tìm về quá khứ của những người đã phải ra trận trong Thế chiến I bỗng nhận thấy chính ông nội mình, JRR Tolkien đã khắc khoải viết về những ám ảnh chiến tranh trong tác phẩm lừng lẫy Chúa tể những chiếc nhẫn.
Nhân từ và trí tuệ uyên bác của JRR Tolkien
Simon Tolkien bắt đầu câu chuyện về những ký ức thuở thơ ấu về người ông hiền từ mộ đạo của mình:
“Ông tôi, JRR Tolkien, qua đời khi tôi mới 14 tuổi. Ông vẫn sống động trong tôi qua ký ức thuở bé - gilê nhung và tẩu thuốc; trò chơi ô chữ vào những chiều mưa trong phòng chờ của một khách sạn bên bờ biển hay đứng trên bãi biển lộng gió phía dưới, lia những viên sỏi đen dẹt lên con sóng màu xám; một hộp diêm ông tung lên không để làm tôi vui, bay lên và rơi xuống như trong một thước phim chậm giữa các cành cây dẻ ngựa.
Simon Tokien, tác giả cuốn "Vùng đất không người", cháu nội JRR Tolkien
Những ký ức đó chẳng thể soi tỏ về con người ông tôi hay sự nhân từ và trí tuệ vượt trội của ông đã ngả xuống tôi như những cái cây đó như thế nào.
Chỉ có tôn giáo của ông: Tôi nhớ sự xúc động trong giọng nói của ông khi ông đọc kinh cầu nguyện với tôi vào buổi tối - không chỉ Kinh Mừng và Kinh Lạy Cha mà còn nhiều cái khác nữa - và sự bối rối tôi cảm thấy ở nhà thờ vào mỗi Chủ nhật khi ông tôi quỳ gối trong khi mọi người khác đều đứng, và lớn tiếng thốt ra những lời đáp bằng tiếng Latin trong khi mọi người khác nói bằng tiếng Anh.
Ở đây có một manh mối về nhân cách của ông: một sự tự tin vô cùng ấn tượng trong ý kiến của ông và niềm tin sắt đá mà chú bác chẳng có, người ông trìu mến mà tôi biết. Tôi khi đó còn quá trẻ để tự hỏi làm sao ông trung hòa được thế giới phiếm thần mà ông sáng tạo nên với nhiệt thành Ki-tô giáo của mình.
Sau này, tôi nhận ra rằng ông tôi không chỉ là tác giả củaChúa tể những chiếc nhẫn mà còn là một trí tuệ phi thường, người nói và đọc được nhiều thứ tiếng và là chuyên gia tiếng tăm trong lĩnh vực ông lựa chọn. Cha tôi đã cống hiến không mệt mỏi để chỉnh sửa các bản viết chưa công bố của ông tôi trong 43 năm từ sau khi ông chết và từ đó đến này đã được hơn 20 cuốn”.
JRR Tolkien trong mắt cháu nội là người cương nghị, sùng đạo và có trí tuệ phi thường
Ám ảnh Thế chiến I trong “Chúa tể những chiếc nhẫn”
Ở tuổi trung niên, Simon Tolkien quyết định sẽ tự viết cuốn sách của riêng mình. Điều này không dễ dàng, nhất là khi bị cái bóng của ông mình bao trùm. Nhưng ký ức về danh sách dài những người đàn ông ra trận không về nhà đã thôi thúc ông bắt tay viết Vùng đất không người, lấy cảm hứng từ chính cuộc đời ông nội Tolkien của mình.
Cũng nhờ đó, ông có cơ hội để hiểu rõ hơn về ông mình, một cựu chiến binh từng tham gia trận Somme nhưng hiếm khi nói về nó và về tác phẩm Chúa tể những chiếc nhẫn.
“Nhưng khi đọc Chúa tể những chiếc nhẫn, tôi nhận ra rất nhiều quan điểm lớn của ông dựa trên nỗi kinh hoàng nơi chiến hào. Ác quỷ ở trung địa là các nước công nghiệp. Đội quân của Sauron là lính đánh thuê. Saruman có “tư tưởng về kim loại và bánh xe”. Vùng đất bị tàn phá ở Mordor và Isengard gợi nhớ kỳ lạ tới vùng đất không người năm 1916.
Sự đồng hành của Frodo và Sam ở đoạn sau phản ánh mối quan hệ sâu sắc giữa những người lính Anh với nhau khi phải đối mặt với nghịch cảnh áp đảo. Họ chia sẻ với nhau sự can đảm, điều có giá trị hơn tất cả những đức hạnh khác trong Chúa tể những chiếc nhẫn. Và sau đó, khi chiến tranh kết thúc, Frodo cũng có số phận như nhiều cựu binh, những người mãi bị ám ảnh bởi những vết thương vô hình khi họ trở về nhà, nhạt nhòa như thể là cái bóng của chính mình ngày xưa”.
Thư Vĩ (lược dịch)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất