Ra mắt sách 'Người Nga viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh'

25/06/2020 12:13 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Gần một thế kỷ trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân lên đất nước Nga Xô viết vĩ đại (30/6/1923 - 30/6/2020) và tròn 70 năm kể từ ngày hai đất nước, dân tộc Việt - Nga thiết lập mối quan hệ ngoại giao bền chặt (23/5/1950 - 23/5/2020), tình hữu nghị giữa Việt Nam - Liên Xô trước đây và Việt Nam - Liên bang Nga ngày nay vẫn luôn gắn bó keo sơn.

Ra mắt trường thiên thơ và lịch sử viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt trường thiên thơ và lịch sử viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 13/12, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ra mắt trường thiên thơ lục bát và lịch sử viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tên “Một người – thơ – tên gọi” của nhà viết kịch Nguyễn Thế Kỷ. Sự kiện do Hội Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Ngãi phối hợp tổ chức.

Nối tiếp sự kiện trọng đại giữa hai đất nước, ngày 23/5/1950, Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên Xô được thành lập, đánh dấu son lịch sử trong quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước anh em. Có thể nói, nhân dân Nga đã dành cho nhân dân Việt Nam một sự giúp đỡ lớn lao, chia sẻ với nhân dân Việt Nam trong mọi hoàn cảnh khó khăn và luôn gắn bó với nhau qua các bước ngoặt của lịch sử. Nhân dân Việt Nam luôn giữ một tình cảm thủy chung với nhân dân Nga, luôn dành cho nhân dân Nga và nước Nga một sự biết ơn, quý trọng.

Nhân dịp này, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Hội Hữu nghị Liên bang Nga - Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga tổ chức dịch và xuất bản bằng tiếng Việt tập hồi ký Người Nga viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách được dịch bởi hai dịch giả Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Văn Minh và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Hòa hiệu đính. Tác phẩm đặc biệt này bao gồm 17 hồi ký của các tướng lĩnh, những nhà hoạt động cách mạng, những nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của nước Nga, những người đã từng được làm việc, gặp gỡ, tiếp xúc và phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của Người.

Đây là những tư liệu rất quý báu ghi lại những ấn tượng sâu đậm, chân thực nhất của những người Nga về Chủ tịch Hồ Chí Minh kể từ khi Người còn là một nhà hoạt động bí mật, đến lúc trở thành vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam. Điểm trùng hợp trong câu chuyện của các tác giả, những người đã trực tiếp được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, hồi tưởng về Người, là những ấn tượng sâu đậm về sự giản dị, chân thành, chu đáo của một bậc chân nhân; sự minh triết của một trí thức lớn, một tâm hồn cao đẹp kết tinh từ những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Chú thích ảnh
Tập hồi ký "Người Nga viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh". Nguồn: ICTPress

Cuốn sách ghi lại được những hồi ức cảm động nhất, không cường điệu, không tô vẽ, tạo nên một bức chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nhiều góc độ khác nhau, qua từng thời điểm và các cảnh huống khác nhau. Sự hấp dẫn, sức lôi cuốn và khả năng cảm hóa của Người ngoài phong độ ung dung, mực thước, sự tinh tế như một nhà ngoại giao; còn ở chỗ, là một trí tuệ mẫn tiệp, uyên bác, sâu sắc và từng trải.

Tập hồi ký Người Nga viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một món quà quý báu nhân dịp nhân dân Việt Nam kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn là sợi dây kết nối, góp phần làm bền chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nhà nước, hai dân tộc Việt Nam - Liên bang Nga. Cùng với thời gian, mối quan hệ này chắc chắn sẽ không ngừng phát triển, ngày càng bước lên một tầm cao mới, hợp tác một cách bình đẳng, chiến lược toàn diện và bền vững như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm