Không chỉ TS Bùi Hiền, nhiều bậc tiền bối cũng từng 'cải cách tiếng Việt'

29/11/2017 13:45 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Trước đề xuất cải tiến chữ viết của PGS Bùi Hiền, nhiều chuyên gia cũng đã đưa ra các ý tưởng tương tự mà nổi bật là học giả Nguyễn Bạt Tụy và GS. Hoàng Phê.

Cụ thể, năm 1949, nhà dân tộc học, ngôn ngữ học Nguyễn Bạt Tụy đưa ra cuốn sách Chữ và văn Việt khoa học, đề nghị dựa trên một số nguyên tắc âm học để thay đổi hệ thống chữ Quốc ngữ. Học giả này cũng đã đưa ra ví dụ bằng việc viết lại bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến) theo hệ thống chữ cải tiến do mình đề xuất.

Chú thích ảnh
Bài "Thu điếu" được Nguyễn Bạt Tụy viết lại 

Trong khi đó, nếu áp dụng bảng chữ viết cải tiến của PGS Bùi Hiền, bài Thu điếu này sẽ phải là:

Wu diếu

Ao wu lạn' lẽo nướk coq veo,

Một ciếk wuyền kâu bé tẻo teo.

Sóq biếk weo làn hơi gợn tí,

Lá vàq cướk zó sẽ dưa vèo.

Tầq mây lơ lửq cời xan' qắt,

Qõ cúk kuan' ko xác vắq teo.

Tựa gối, ôm kần lâu cẳq dượk,

Ká dâu dớp dộq zưới cân bèo.

Quyễn Xuyến

Tương tự, đây là những câu đầu Truyện Kiều được học giả Nguyễn Bạt Tụy viết lại

Chú thích ảnh

Còn đây là bản sẽ được viết theo phương án đề xuất của PGS Bùi Hiền:

Kim Vân Kiều

Căm năm coq kõi qười ta 

Cữ tài cữ mện' xéo là gét n'au

. Cải kua một kuộk bể zâu

N'ữq diều côq wấy mà dau dớn lòq.

Lạ zì bỉ sắk tư foq

 Cời xan' kuen wói má hồq dán' gen.

 

(Nguyên bản: Kim Vân Kiều

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Lạ gì bỉ sắc tư phong

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.)

Ngoài ra, năm 1960, trong bản Dự thảo Phương án cải tiến chữ Quốc ngữ bước đầu , GS Hoàng Phê đã dựa vào cơ sở phân tích hệ thống ngữ âm tiếng Việt (đã được các nhà Việt ngữ học cơ bản chấp nhận) để đưa ra những đề xuất cải tiến. Căn cứ vào những nội dung được phân tích trong dự thảo, GS Phê đã thử cụ thể bằng việc viết lại bản Tuyên Ngôn Độc lập (do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2-9-1945).

Chú thích ảnh
Cố GS Hoàng Phê

Xin trích hai đoạn mở đầu:

TWIÊN NGÔN DỘCLẬP

Tất cả mọi người dều sinh ra có cwiền bình dẳng. Tạo hóa cho họ những cwiền không ai có thể xâm fạm được; trong những cwiền ấi, có cwiền dược sống, cwiền tựzo và cwiền mưucầu hạnhfúc.

Lời bất hủ ấi ở trong bản Twiên ngôn Dộc lập năm 1776 của nước Mĩ. Swi rộng ra, câu ấi có í ngĩa là: tất cả các zân tộc trên thế zới dều sinh ra bình dẳng; zân tộc nào cũng có cwiền sống, cwiền sung sướng và cwiền tự zo…

Thăng trầm và những cuộc cải cách bất thành của chữ Quốc ngữ

Thăng trầm và những cuộc cải cách bất thành của chữ Quốc ngữ

Trong dòng chảy vài trăm năm kể từ khi hình thành, chữ Quốc ngữ đã có những thay đổi nhất định. Và, trước khi có đề xuất "cải tiến" bảng chữ cái của PGS Bùi Hiền, một số chuyên gia cũng đã nghiên cứu và thử nghiệm điều này...

Trong khi đó, nếu cũng chiếu theo đề xuất của PGS Bùi Hiền, phần này sẽ được viết thành:

TUYÊN QÔN DỘK LẬP

Tất kả mọi qười dều sin' za kó kuyền bìn' dẳq. Tạo hoá co họ n'ữq kuyền xôq ai kó wể xâm fạm dượk; coq n'ữq kuyền ấy, kó kuyền dượk sốq, kuyền tự zo và kuyền mưu kầu hạn' fúk.

Lời bất hủ ấy ở coq bản Tuyên qôn Dộk lập năm 1776 kủa nướk Mỹ. Suy zộq za, kâu ấy kó ý qĩa là: tất kả kák zân tộk cên wế zới dều sin' za bìn' dẳq, zân tộk nào kũq kó kuyền sốq, kuyền suq sướq và kuyền tự zo

(Nguyên bản: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP)

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Nhìn chung, so sánh giữa 3 phương án "cải tiến chữ viết" này không hề dễ dàng. Một cách cảm tính, có thể thấy các phương án của học giả Nguyễn Bạt Tụy và GS Hoàng Phê đơn giản hơn phương án của PGS Bùi Hiền, tuy nhiên vẫn khá khó khăn so với cách đọc sẵn có của chúng ta".

Sơn Tùng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm