Cùng ngắm Bưu điện Hà Nội trước và sau lùm xùm 'đổi tên'

07/11/2018 06:00 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Việc tòa nhà Bưu điện Hà Nội được đổi tên thành "VNPT" Hà Nội đang gây ra những phản ứng khá gay gắt từ người dân Thủ đô và các chuyên gia về bảo tồn. Để hiểu rõ về câu chuyện này, chúng ta hãy cùng xem lại những bức ảnh lịch sử gắn với kiến trúc đã tồn tại xuyên suốt 3 thế kỷ.

Chú thích ảnh
Khu vực của tòa nhà này tiền thân là chùa Báo Ân, một ngôi chùa lớn và độc đáo của hà Nội. Chùa được xây năm 1842, có mặt trước quay ra sông Hồng, mặt sau dựa vào Hồ Gươm. Sau 56 năm tồn tại, chùa bị người Pháp phá để xây nhà bưu điển. (ảnh tư liệu của Pháp năm 1884).
 

 

Chú thích ảnh
Ngay khi quy hoạch  khu vực Hồ Gươm làm trung tâm để phát triển, người Pháp đã nghĩ ngay đến việc xây dựng tại đây một trung tâm bưu điện, thông tin liên lạc. Tòa nhà được KTS Henri Vildieu thiết kế và xây dựng từ 1893 đến1899 theo phong cách kiến trúc tân cổ điển. 

 

Chú thích ảnh
Khi hoàn thành, mặt chính của tòa nhà trông ra đại lộ Francis Garnier ( phố Đinh Tiên Hoàng), mặt còn lại nhìn ra phố Chavassieux ( phố Lê Thạch), sau lưng là Bắc Bộ phủ. Công trình có kiến trúc đơn giản, cầu thang gỗ, phía trên lợp ngói ardoise màu đen.Trong ảnh là góc nhìn từ Hồ Gươm
Chú thích ảnh
Từ vị trí này có thể thấy cả Tháp Rùa và Nhà bưu điện

 

Chú thích ảnh
Và góc nhìn cận cảnh

 

Chú thích ảnh
Đối diện Bưu điện là tháp Hòa Phong, công trình còn lại của chùa Báo Ân, hiện vẫn tồn tại.

 

Chú thích ảnh
Trong vài thập niên sau đó, tòa nhà Bưu điện tiếp tục được mở rộng. Trong ảnh là bản vẽ phòng bưu phẩm vào năm 1918

 

Chú thích ảnh
Một khối nhà khác được xây thêm ở phía đường Lê Thạch bây giờ, cạnh Bắc bộ Phủ

 

Chú thích ảnh
Khối nhà cuối cùng được xây dựng năm 1941 ở khu vực là  ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Đinh Lễ hiện nay

 

Chú thích ảnh
Bưu điện Hà Nội còn là một vị trí quan trọng trong đợt toàn quốc kháng chiến 1946

 

Chú thích ảnh
Năm 1976, tòa nhà bưu điện mới được xây dựng lại, với điểm nhấn quan trọng là tháp đồng hồ  có 4 mặt giống nhau, mỗi mặt vuông cạnh rộng 4,5m vuông.

 

Chú thích ảnh
Tòa nhà chính này vẫn được giữ nguyên tới nay với kiểu kiến trúc hiện đại, có 5 tầng, quy mô bề thế, mặt tiền chạy dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm

 

Chú thích ảnh
Và dòng chữ Bưu điện Hà Nội cũng trở nên rất quen thuộc với cộng đồng

 

Chú thích ảnh
Bởi vậy, đã có nhiều ý kiến phản ứng về việc dòng chữ này được đổi thành "VNPT Hà Nội"

Cúc Đường

Kiến trúc Pháp cổ ở Việt Nam chia năm sẻ bảy

Kiến trúc Pháp cổ ở Việt Nam chia năm sẻ bảy

Việc bảo tồn công trình kiến trúc Pháp cổ ở Việt Nam có nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề chủ sở hữu là thực trạng được nêu ra trong tọa đàm Di sản phương Tây ở Đông Nam Á.

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm