04/05/2019 20:46 GMT+7 | Văn hoá
(Thethaovanhoa.vn) – Leonardo da Vinci có thể đã trải qua những tổn thương thần kinh, làm cản trở khả năng hội họa của ông trong những năm về già, theo các bác sĩ Italy.
Họ chẩn đoán đại danh họa mắc chứng “bàn tay vuốt trụ” sau khi phân tích miêu tả bàn tay phải của ông trong hai tác phẩm.
Có ý kiến rằng chứng suy nhược tay của ông là do đột quỵ. Nhưng trong tạp chí của Hiệp hội Y học Hoàng gia, các bác sĩ cho rằng tổn thương thần kinh nghĩa là ông không thể cầm cọ và bảng màu nữa.
Leonardo da Vinci (1452-1519), là nghệ sĩ và nhà phát minh thiên tài trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kiến trúc, giải phẫu, kỹ thuật, điêu khắc cũng như hội họa. Tuy vậy, các nhà sử học vẫn còn tranh cãi về việc ông dùng tay nào để vẽ.
Phân tích các tác phẩm cho thấy có bóng đổ từ trái xuống phải, cho thấy ông thuận tay trái. Nhưng tất cả các tài liệu tiểu sử lại nói Leonardo dùng tay phải khi sáng tạo ra các tác phẩm.
Đối với nghiên cứu lần này, hai tác phẩm – vẽ Leonardo da Vinci vào giai đoạn cuối đời – đã được phân tích. Một là bức chân dung da Vinci, vẽ bằng phấn đỏ, được cho là của nghệ sĩ người Bologna hồi thế kỷ 16 Giovanni Ambrogio Figino.
Bất thường, nó cho thấy cánh tay phải của ông phần lớn ẩn dưới áo. Phần tay không thấy nhưng trong một “vị trí co cứng”.
Bác sĩ Davide Lazzeri, một chuyên gia về phẫu thuật tái tạo và thẩm mỹ tại Phòng khám Villa Salaria ở Rome, người đứng đầu phân tích lần này, nói: “Thay vì miêu tả bàn tay nắm chặt điển hình thường thấy do co cứng cơ sau đột quỵ, hình ảnh cho thấy có thể chuẩn đoán đây là chứng bàn tay vuốt trụ”.
Dây thần kinh trụ chạy từ vai xuống ngón út, quản lý hầu hết các cơ trong cho phép vận động trơn tru, do đó, một cú ngã có thể đã gây chân thương phần cánh tay trên, dẫn tới liệt hoặc yếu đi.
Không có báo cáo nào về suy giảm nhận thức hay vận động khác, điều này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy đột quỵ không phải nguyên nhân gây suy yếu bàn tay da Vinci, bác sĩ Lazzeri nói.
Ông nói thêm: “Điều này giải thích tại sao ông có nhiều bức tranh chưa hoàn thành, bao gồm cả Mona Lisa, trong năm năm cuối cùng của sự nghiệp họa sĩ, trong khi vẫn tiếp tục giảng dạy và phác họa”.
Một bức tranh khác, hình ảnh một người đàn ông chơi đàn lira da braccio – một nhạc cụ dây thời Phục hưng – cũng được xem xét. Người đàn ông trong bức tranh gần đây được xác định là Leonardo da Vinci. Bằng chứng được thu thập từ cuốn nhật ký của trợ lý một hồng ý về chuyến thăm của họa sĩ vào năm 1517.
Người trợ lý, Antonio de Beatis, viết: “Một người không thể thật sự trông đợi về một tác phẩm tốt vì một chứng tê liệt nào đó đã làm tê liệt tay ông… Mặc dù ngài Leonardo không còn có thể vẽ bằng sự ngọt ngào đặc biệt của ông, ông vẫn có thể thiết kế và hướng dẫn người khác”.
Thư Vĩ (Theo BBC)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất