Chùm ảnh: 'Những khoảnh khắc vàng' về văn nghệ Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp

19/04/2018 17:12 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Văn nghệ và kháng chiến qua ống kính Trần Văn Lưu là tên cuốn sách ảnh vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu đến độc giả trong Ngày hội “Sách - Tri thức kiến tạo tương lai” diễn ra tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sáng 19/4.

Sách tập hợp gần 300 bức ảnh đen trắng của nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu, chụp các gương mặt văn nghệ sĩ kháng chiến cũng như đời sống văn nghệ trong kháng chiến chống Pháp.

Xem sách ảnh này, giúp bạn đọc thấy được cuộc đời và sự nghiệp của nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu - một sự nghiệp mà theo nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - "có thể còn chưa được đánh giá đúng mức nhưng thật đáng trân trọng!”

Xin giới thiệu đến bạn đọc những "khoảnh khắc một đi không trở lại" về văn nghệ và kháng chiến qua những cú bấm máy của Trần Văn Lưu:

Chú thích ảnh
Tòa soạn "Độc lập", cơ quan của Đảng Dân chủ Việt Nam ở Việt Bắc. Trong những năm tháng kháng chiến, giữa báo "Độc lập" và "Văn nghệ" có sự gắn bó rất khăng khít. Nhiều số báo Văn nghệ đã nhờ in bên báo "Độc lập". Ở bức ảnh này, có thể nhận ra nhà văn Nguyên Hồng và Nguyễn Tuân (hàng hai, thứ hai và ba từ phải qua) giữa các đồng nghiệp báo "Độc lập" - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Tháng 3/1948, báo "Văn nghệ" ra số đầu tiên ở Việt Bắc. Trên măng-sét của báo có biểu tượng gồm 2 chữ V và n lồng vào nhau giữa một khung cửa mở, bên trái là bầu trời với ngôi sao năm cánh. Từ đó, biểu tượng này thường xuất hiện như một niềm tự hảo của những văn nghệ sĩ kháng chiến. Trong ảnh là cổng chào ở lối vào một sự kiện văn nghệ, với logo Văn nghệ nổi tiếng này - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Bốn nhà văn, nhà báo: Tô Hoài, Xuân Thủy, Nam Cao - Báo "Cứu quốc" (thứ nhất, thứ hai và thứ tư từ trái qua) và Nguyễn Huy Tưởng - Báo "Văn nghệ" - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Các văn nghệ sĩ tại trụ sở Hội Văn nghệ Việt Nam ở xóm Chòi (Đại Từ, Thái Nguyên) năm 1949. Từ trái qua: Ngô Tất Tố, Nguyễn Xuân Sanh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân. Đây là bức ảnh được nhiều người biết đến nhất của Trần Văn Lưu, nhưng không phải ai cũng biết cái tên Trần Văn Lưu là tác giả ảnh.
Chú thích ảnh
Các văn nghệ sĩ dự Hội nghị Chấp hành mở rộng Hội Văn nghệ Việt Nam tại Việt Bắc tháng 3/1951. Từ phải sang, hàng trước: Nam Cao, Nguyên Hồng, Kim Lân, Nguyễn Đình Thi. Hàng sau: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên, Nguyễn Xuân Sanh, Học Phi, Nguyễn Đỗ Cung - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Xưởng họa của họa sĩ Tô Ngọc Vân mở tại xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ thu hút nhiều họa sĩ đến vẽ tranh và tổ chức trưng bày. Trong ảnh, lần lượt từ trái qua là các họa sĩ: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Khang, Nguyễn Sáng, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Tại lễ tiễn văn nghệ sĩ lên đường đi mặt trận tháng 10/1949. Từ phải qua: Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu đã ghi lại hình ảnh nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đứng giữa hai ông bà Thế Lữ - Song Kim như một tình cảm đặc biệt của vợ chồng nghệ sĩ dành cho nhà viết kịch
Chú thích ảnh
Nhà thơ, đạo diễn Thế Lữ và các cộng sự đang hóa trang chuẩn bị cho vở diễn tối ngày 14/4/1949 tại Hội nghị Văn nghệ bộ đội. Bức ảnh này về sau được Trần Văn Lưu gửi đi dự cuộc thi ảnh của tờ Réponses Photo một tạp chí chuyên về nhiếp ảnh của Pháp và đã giành được giải Nhì. Bức ảnh này cũng được chọn làm bìa sách “Văn nghệ và kháng chiến qua ống kính Trần Văn Lưu”
Chú thích ảnh
Vợ chồng nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Thái Hằng tại Việt Bắc - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Nhà thơ Tố Hữu và vợ Vũ Thị Thanh khi mới cưới - Ảnh: Trần Văn Lưu 
Chú thích ảnh
Nhà thơ Chế Lan Viên và nhà thơ Thế Lữ - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Nhà văn Ngô Tất Tố - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Nhà văn Nguyễn Tuân - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Nhà văn Kim Lân - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Nhà thơ Tú Mỡ - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Nhà văn Tô Hoài - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Nhà thơ Xuân Diệu - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Nhà văn Nam Cao - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Nhà thơ Hoàng Trung Thông - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Nữ sĩ Ngân Giang - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Nhà văn Nguyễn Công Hoan - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Nhà văn Nguyễn Đình Thi - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Nhạc sĩ Văn Cao tại quán cà phê của ông ở chợ Me qua góc máy của Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Tác giả bài thơ nổi tiếng "Ông đồ" - nhà thơ Vũ Đình Liên - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Họa sĩ Trần Văn Cẩn - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Họa sĩ Nguyễn Sáng - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Đạo diễn Phạm Văn Khoa là một thành viên chủ chốt của Đoàn kịch Chiến thắng. Ông từng được bầu làm Ủy viên thường vụ Đoàn Sân khấu Việt Nam 1948. Sau này ông chuyển sang làm việc ở báo "Sự thật" và đến năm 1953, được cử làm Giám đốc Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát - Ảnh: Trần Văn Lưu
Chú thích ảnh
Nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu (trái) và Nguyễn Văn Tuất, người cộng sự của ông trong những năm kháng chiến (ảnh Đỗ Văn Thành chụp)
Chú thích ảnh
Nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu sinh ngày 10/1/1917 ở phố Hàng Sắt, Nam Định. Ông qua đời năm 2003. Năm 2004, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Kháng chiến Chống Pháp hạng Ba. Ông là một trong những người bạn rất thân của cố danh họa Bùi Xuân Phái
Chú thích ảnh
Rất đông bạn đọc, trong đó có các em học sinh đã có dịp được thấy và hiểu thêm về một thời văn nghệ nước nhà qua cuốn sách ảnh
Chú thích ảnh
Ông Trần Chí Nghĩa, con trai nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu nói về di sản ảnh của cha mình tại buổi giới thiệu cuốn sách ở Thư viện Quốc gia Việt Nam ngày 19/4

Phạm Huy

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm