Chờ “nâng cấp” lễ hội Tản Viên Sơn Thánh thành di sản thế giới

24/01/2019 18:30 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Theo kế hoạch, huyện Ba Vì (Hà Nội) sẽ từng bước mở rộng quy mô lễ hội Tản Viên Sơn Thánh, tiếp đó lập hồ sơ trình UNESCO xét danh hiệu Di sản thế giới cho lễ hội này.

 

Lễ hội đền Sóc thay đổi hình thức tán lộc để không còn hình ảnh phản cảm

Lễ hội đền Sóc thay đổi hình thức tán lộc để không còn hình ảnh phản cảm

Tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều ngày 22/1, ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết: Lễ hội đền Sóc 2019 tiếp tục thay đổi hình thức tán lộc để không xảy ra chuyện tranh cướp lộc phản cảm.

Đó là thông tin được UBND huyện Ba Vì chia sẻ với báo giới vào sáng nay 24/1, khi nói về kế hoạch tổ chức Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh và khai trương du lịch Ba Vì năm 2019.

Dự kiến, Lễ hội Tản Viên Sơn Thanh sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 17 đến 19-2, tức ngày 13 đến 15 tháng Giêng) tại di tích lịch sử văn hóa đền Hạ, xã Minh Quang. Với các nghi thức truyền thống, sáng ngày 12 tháng Giêng sẽ là các hoạt động dâng hương tại Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ.

Chú thích ảnh
Nghi thức rước kiệu trong lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tại Ba Vì

  Cụ thể, sáng 13 tháng Giêng, lễ rước nước từ sông Đà về tế Thánh sẽ được bắt đầu. Đây là một trong những điểm nhấn quan trọng nhất của lễ hội, với việc 2 thanh niên nam nữ được lựa chọn để chèo thuyền ra giữa sông Đà, lấy nước rước về đền trong giờ Tí. Sau phần lễ, là phần hội với các trò chơi dân gian truyền thống như ném còn, cà kheo, việt dã leo núi, đẩy gậy…

Trước đó, vào năm 2018, tục thờ Tản Viên Sơn Thánh được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.Đây là phong tục gắn với một vùng không gian rộng lớn, bao gồm hơn 100 điểm di tích tại huyện Ba Vì, đặc biệt là đền Thượng, đền Trung, đền Hạ (thuộc địa bàn hai xã Ba Vì và Minh Quang), đình Tây Đằng (thuộc thị trấn Tây Đằng), đình Thụy Phiêu (xã Thụy An), đình Khê Thượng (xã Sơn Đà)...

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu văn hóa, tập quán thờ Tản Viên Sơn Thánh tại Ba Vì không chỉ gắn bó với sự tôn thờ vị Thánh đứng đầu trong “Tứ bất tử” của người Việt mà còn thể hiện ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến đấu chống thiên tai, lũ lụt để bảo vệ mùa màng và cuộc sống cho nhân dân.. Xa hơn, tập quán này,cũng góp phần khẳng định về sự tồn tại của thời đại Hùng Vương - Nhà nước đầu tiên trong tâm thức của người Việt.

Chú thích ảnh
Lãnh đạo huyện Ba Vì chia sẻ về kế hoạch tổ chức lễ hội Tản Viên Sơn Thánh sáng 24/1

 “Chúng tôi đang lên kế hoạch mở rộng, biến lễ hội Tản Viên Sơn Thánh thành lễ hội cấp vùng, bao trùm lên các điểm di tích trên toàn huyện Ba Vì” – , ông Đỗ Mạnh Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết - “ Xa hơn, việc lập kế hoạch xây dựng hồ sơ, đệ trình UNESCO công nhận tập tục và không gian văn hóa này là Di sản phi vật thể của nhân loại cũng được tính đến”.

Được biết, trong năm 2018, huyện Ba Vì đã cho tôn tạo lại cụm di tích Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ với nguồn kinh phí xã hội hoá trên 4 tỉ đồng. Cùng với đó là kế hoạch bảo tồn trên 100 di tích liên quan đến tập quán này trên địa bàn huyện.

Chú thích ảnh
Lễ hội này kì vọng được UNESCO công nhận là
Di sản phi vật thể của nhân loại trong tương lai

Cũng trong năm 2018, huyện Ba Vì đón 2,83 lượt khách doanh thu đoạt 336 tỉ đồng . Con số này được cho là khá khiêm tốn so với tiềm năng của địa phương.. Năm 2019 , bên cạnh mục tiêu đón 32, triệu lượt khách và doanh thu 403 tỷ đồng, lãnh đạo địa phương dự kiến sẽ sớm hoàn thành quy hoạch du lịch trên địa bàn huyện để biến ngành dịch vụ này thành mũi nhọn kinh tế.

Sơn Tùng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm