04/10/2010 07:35 GMT+7 | Văn hoá
Văn hóa Thăng Long từ điểm nhìn Hà Nội 2010 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được tính từ tháng Bảy Âm lịch năm Thuận Thiên thứ nhất, tức năm 1010. Khi ấy, Lý Thái Tổ, sau 9 năm lên ngôi, thấy Hoa Lư chật hẹp, thưa dân, hiểm trở, không có thế mở mang ra làm chỗ đô hội được, quyết định dời đô về thành Đại La (hay La Thành). Theo truyền thuyết, khi ra đến La Thành, ông trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành. Cái tên Thăng Long có từ lúc ấy, mở đầu cho một thời kỳ thịnh vượng mới của dân tộc Đại Việt. Đền Đô thờ các vị vua triều Lý Nhưng không phải chỉ có Chiếu dời đô với tầm nhìn thiên niên kỷ, Lý Thái Tổ và nhà Lý, vương triều lần đầu tiên giữ vững được chính quyền lâu dài đến hơn hai trăm năm (khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm), bảo toàn và mở rộng lãnh thổ của Đền Đô thờ các vị vua triều Lý mình, ngoài còn có nhiều đóng góp to lớn, đặt nền móng cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam, một đặc sắc văn hóa ở Nam Á và Đông Nam Á. 1.000 năm đã đi qua, tinh thần, văn hóa ấy như ngọn đèn không tắt. Chuyên đề tuần này lấy “điểm nhìn” từ Hà Nội năm 2010 và từ những góc nhìn riêng của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, của họa sĩ - nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân và của tiến sĩ - kiến trúc sư trẻ Phó Đức Tùng, với hy vọng không chỉ hiểu được những giá trị lớn lao được gieo mầm từ văn hóa Thăng Long mà còn nhìn thấy cả những thách thức cho văn hóa Hà Nội sau ngàn năm và ngàn năm sau nữa... Tổ chức chuyên đề:PHẠM THỊ THU THỦY |
Chùa Một Cột |
Trong văn hóa Việt, Phật giáo là phần âm, còn Nho giáo là phần dương. Phật giáo là cái phần mềm dẻo, tinh tế, chịu đựng, hiền hòa trong con người Việt. Nó là phần năng lượng tiềm ẩn. Mềm dẻo chịu đựng đấy, nhưng khi bùng nổ lên thì cũng ghê gớm. Còn Nho giáo là phần năng động, thực tế, kiên quyết. Nó là sức mạnh xẻ núi ngăn sông. Hai phần đó thiếu phần nào cũng không được. Một con người, một đất nước đều cần cả hai. Phải cám ơn triều Lý đã tạo ra cho dân tộc ta tố chất ấy để phát triển đến ngày hôm nay. |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất