08/02/2015 13:35 GMT+7 | Đọc - Xem
(Thethaovanhoa.vn) - Tiểu thuyết về giải phóng miền Nam Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh đã vượt qua tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, tác giả xuất sắc của văn học đương đại.
Lễ trao Giải thưởng văn học và kết nạp hội viên năm 2014 của Hội Nhà văn Việt Nam diễn ra sáng 7/2 tại Bảo tàng văn học Việt Nam, Hà Nội.
Hai tiểu thuyết chiến tranh Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 và Mình và họ.“Những tác phẩm đã được đề cử, đặc biệt là những tác phẩm vào chung khảo và được trao giải đã làm nên chân dung đời sống văn học năm 2014” – nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhận định trong bài phát biểu.
Trở lại với hạng mục văn xuôi, bên cạnh 2 cuốn sách được nhắc đến ở trên còn có Những đứa con rải rác trên đường của Hồ Anh Thái, một nhà văn tên tuổi khác, cùng lọt vào chung khảo.
Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 và Mình và họ đều viết về chiến tranh, hai cuộc chiến tranh khác nhau trong lịch sử dân tộc, và đều gây chú ý trên truyền thông trong năm qua.
Nhà báo Trần Mai Hạnh phát biểu trong lễ trao giải Hội Nhà văn Việt Nam sáng 7/2. Ảnh: Vanvn.Trong khi Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 được nhiều báo đài giới thiệu chi tiết về tính lịch sử và nhân thân của tác giả (nhà báo Trần Mai Hạnh là người đầu tiên có mặt đưa tin về sự kiện ngày 30/4/1975), thì Mình và họ được thông tin ít hơn, nhưng được khẳng định là một “tuyệt tác” mới trong thể loại tiểu thuyết của văn học Việt Nam.
Nhà văn Bảo Ninh (tác giả của Nỗi buồn chiến tranh) cho rằng lâu lắm rồi, văn học Việt Nam mới có tiểu thuyết xuất sắc như Mình và họ, sau Đi về nơi hoang dã của nhà văn Nhật Tuấn và Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu, kế nữa là Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng.
Cuối cùng, Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 thắng giải, với nhận xét từ Hội Nhà văn Việt Nam: “Tác phẩm sử dụng một cách hệ thống các tư liệu lịch sử mà người đọc biết một cách rời rạc hoặc chưa biết, sáng tạo ra một đời sống bao quanh các tư liệu lịch sử đó, mang đến cho chúng ta một cái nhìn công bằng về giai đoạn lịch sử mà tác giả đề cập. Hơn nữa, ở dưới những lớp tư liệu ấy là một cái nhìn nhân văn, đầy lòng trắc ẩn và suy tưởng, khiến tác phẩm viết về cuộc chiến tranh đã rời xa gần 40 năm nay nhưng vẫn hấp dẫn lạ thường”.
Danh sách tác phẩm vào chung khảo (in đậm tác phẩm đoạt giải): Thơ (5 tác phẩm): Những tấm ván trên cầu Hiền Lương (Ngô Liêm Khoan), Ngữ pháp gió (Nguyễn Thanh Mừng), Mặt trời đêm (Trịnh Công Lộc), Ký ức khát (Trần Gia Thái), Trường ca ngắn, kịch thơ(Nguyễn Thụy Kha) Văn xuôi (3): Mình và họ (Nguyễn Bình Phương), Những đứa con rải rác trên đường (Hồ Anh Thái),Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975(Trần Mai Hạnh) Lý luận phê bình (4):Trăm năm trong cõi (Phong Lê), Thơ VN hiện đại - tiến trình và đổi mới (Nguyễn Đăng Điệp), Trên đường biên của lý luận văn học (Trần Đình Sử), Mùi chữ (Nguyễn Hoài Nam) Văn học dịch (2): Cuộc chiến đi qua(Đào Minh Hiệp dịch), Đời tôi (Lê Chu Cầu dịch). |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất