'Spotlight' - Oscar Phim hay nhất đã được dàn dựng thế nào?

01/03/2016 07:10 GMT+7 | Phim

(Thethaovanhoa.vn) - Hồi tháng 1/2002, tờ nhật báo Boston Globe đã đăng tải bài viết của nhóm phóng viên điều tra mang tên Spotlight, trong đó tiết lộ rằng Giáo hội biết rõ về nạn lạm dụng tình dục trong đội ngũ linh mục và vẫn cho phép linh mục John J. Geoghan tiếp tục làm công việc “chủ chăn” của Chúa sau khi biết ông ta đã lạm dụng tình dục nhiều giáo dân trẻ trong suốt 34 năm.

Phim Spotlight lấy bối cảnh năm 1976, vào một đêm lạnh giá tại sở cảnh sát Boston, linh mục John Geoghan được âm thầm phóng thích. 27 năm sau, vào tháng 7/2001, vụ việc bị đưa ra ánh sáng với nghi vấn Geoghan, đã bị tước bỏ áo thầy tu, lạm dụng tình dục hơn 80 cậu bé trong thời gian làm linh mục.

Muốn làm phim ngay sau khi loạt phóng sự ra mắt

Đây là câu chuyện đầu tiên trong loạt bài viết đào sâu về bê bối lạm dụng tình dục trong Giáo hội. Câu chuyện này đã gây sốc trong cộng đồng ở Boston và họ đặt câu hỏi: “Tại sao phải mất 34 năm, với ba đời hồng y giáo chủ kế nhiệm và nhiều đời giám mục thì người ta mới lôi được nhiều đứa trẻ ra khỏi tầm tay của Geoghan?”.

Câu hỏi này đã làm dấy lên sự quan tâm của các nhà sản xuất phim Nicole RocklinBlye Faust, sau khi họ bị cuốn vào các câu chuyện có thực trong vụ bê bối này. Một nhà văn gợi ý họ nên tìm hiểu kỹ câu chuyện và ngay sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, hai người biết họ rất muốn làm một bộ phim, không chỉ vì muốn phơi bày vụ bê bối mà còn muốn mô tả quá trình điều tra của các nhà báo.

Cảnh trong phim “Spotlight”

Năm 2009, Rocklin và Faust bắt đầu quá trình ghi lại lời kể của các phóng viên trong nhóm Spotlight và các biên tập viên: Walter Robinson, Michael Rezendes, Sacha Pfeiffer, Bradlee Jr.  và Jr. Matt Carroll. Marty Baron - người vừa tiếp quản vai trò chủ bút của tờ Globe lập tức gợi ý nhóm phóng viên điều tra tìm hiểu về vụ bê bối tình dục trong Giáo hội.

Từ đây, hai nhà sản xuất tìm kiếm đạo diễn, biên kịch. Họ gửi dự án tới công ty sản xuất và quản lý Anonymous Content (đơn vị sản xuất phim Người về từ cõi chết - The Revenant, Mr. Robot The End of the Tou). Những người điều hành công ty là Michael Sugar và Steve Golin thấy quá ấn tượng với dự án và họ lập tức ký hợp đồng làm phim. Năm 2011, họ đã mời Tom McCarthy, tác giả phim Win Win và The Station Agent, làm đạo diễn phim, còn Josh Singer, tác giả kịch bản loạt phim truyền hình The West Wing The Fifth Estate trong vai trò biên kịch.

Phóng viên đã tự cứu rỗi mình qua phim

Song các nhà làm phim đã gặp phải khó khăn là dù có hàng trăm bài báo cùng nhiều cuốn sách (trong đó có cuốn viết về nhóm Spotlight) đề cập đến vụ bê bối trong Giáo hội, song lại không hề có cuốn sách nào mô tả các phóng viên đã phơi bày vụ bê bối này như thế nào. Do vậy, Singer và McCarthy đã phải tiến hành hàng chục cuộc phỏng vấn các nhà báo, biên tập viên và bất cứ ai liên quan đến cuộc điều tra này.  

Qua câu chuyện này, nhiều biên tập viên và phóng viên của tờ Boston Globe, phần lớn trong số họ đều là người Công giáo, đã chất vấn mình tại sao họ không nhận thấy điều đã xảy ra suốt hàng chục năm qua. Qua phim Spotlight, tất cả đều nghĩ đây là cơ hội để họ tự cứu rỗi mình.

Ruffalo, người thủ vai Rezendes trong phim, cho biết: Kịch bản phim đặc biệt do bởi các đề tài trong đó. Câu chuyện đi vào trọng tâm của một “hành động tàn bạo diễn ra từ từ” và cho thấy người dân địa phương đã đồng lòng, kể hết sự thực khi vụ bê bối đã được đưa ra ánh sáng.

Oscar 2016: Leonardo DiCaprio và Inarritu chiến thắng, nhưng The Revenant để thua Spotlight

Oscar 2016: Leonardo DiCaprio và Inarritu chiến thắng, nhưng The Revenant để thua Spotlight

Lễ trao giải Oscar 2016 đã thành công tốt đẹp, với "The Revenant" giành hai giải quan trọng là Đạo diễn xuất sắc và Nam diễn viên xuất sắc. Đáng tiếc, đoàn làm phim để lọt danh hiệu Phim hay nhất vào tay "Spotlight"


Phim đã nhận được sự hưởng ứng của khán giả ngoài thành phố Boston. Sau khi nhận được nhiều sự ca ngợi tại LHP Venice, McCarthy và Singer đã đưa phim Spotlight tới LHP Quốc tế Toronto. Tại đây, phim cũng nhận được sự đánh giá tích cực từ giới phê bình. Thời điểm đó, nhiều cây bút đã nhận định phim là ứng viên sáng giá cho cuộc đua Oscar, nếu không nói là phim nổi bật nhất.

Tại buổi chiếu giới thiệu phim, đội ngũ phóng viên, biên tập viên của tờ Globe đã xuất hiện cùng các diễn viên. Họ đã nhận được tràng pháo tay vang dội của đông đảo khán giả khi xuất hiện trên sân khấu.

Được biết, trong quá trình quay phim, các nhà báo đã tư vấn rất nhiều cho diễn viên, chân dung nhà báo Baron được lột tả qua diễn xuất của Liev Schreiber, Robinson là Michael Keaton, Pfeiffer là Rachel McAdams, Bradlee Jr. là John Slattery và Carroll là Brian d’Arcy James.

Sau màn chiếu giới thiệu phim tại LHP Toronto, nhà báo Baron nói với khán giả rằng ông hy vọng phim sẽ nêu bật tầm quan trọng của công tác phóng sự điều tra.

Danh sách Oscar 2016

Phim hay nhất:Spotlight

Đạo diễn xuất sắc nhất: Alejandro G. Inarritu, The Revenant

Nam diễn viên chính xuất sắc: Leonardo DiCaprio, The Revenant

Nữ diễn viên chính xuất sắc: Brie Larson, Room

Nam diễn viên phụ xuất sắc: Mark Rylance, Bridge of Spies

Nữ diễn viên phụ xuất sắc: Alicia Vikander, The Danish Girl

Kịch bản chuyển thể xuất sắc: Charles Randolph và Adam McKay, The Big Short

Kịch bản gốc xuất sắc: Josh Singer và Tom McCarthy, Spotlight

Quay phim xuất sắc: Emmanuel Lubezki, The Revenant

Thiết kế sản xuất: Colin Gibson và Lisa Thompson, Mad Max: Fury Road

Biên tập xuất sắc: Margaret Sixel, Mad Max: Fury Road

Hiệu ứng hình ảnh: Andrew Whitehurst, Paul Norris, Mark Ardington và Sara Bennett, Ex Machina

Thiết kế trang phục: Jenny Beavan, Mad Max: Fury Road

Trang điểm và làm tóc: Lesley Vanderwalt, Elka Wardega và Damian Martin, Mad Max: Fury Road

Biên tập âm thanh: Mark Mangini và David White, Mad Max: Fury Road

Hòa âm: Chris Jenkins, Gregg Rudloff và Ben Osmo, Mad Max: Fury Road

Nhạc phim hay nhất: Ennio Morricone, The Hateful Eight

Ca khúc nhạc nền hay nhất: Writing’s on the Wall của ca sĩ Sam Smith, Spectre

Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất:Son of Saul (Hungary)

Phim hoạt hình hay nhất:Inside Out

Phim hoạt hình ngắn hay nhất:Bear Story

Phim tài liệu hay nhất: Amy

Phim tài liệu ngắn hay nhất:A Girl in the River: The Price of Forgiveness

Giải Live Action Short (tạm dịch là "Phim quay cảnh thật ngắn hay nhất"):Stutterer

Việt Lâm (tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm