(TT&VH) - Đời có cần định nghĩa không? Xin thưa đời không cần định nghĩa nhưng từ xưa đến nay nhân loại vẫn cố hiểu đời là gì? Cách đây 2 năm, nhà văn Nguyễn Đông Thức đã viết Đời - sau một cơn bạo bệnh. Năm 2009, Đời được tái bản khiến nhà văn “phấn khích” viết tiếp Đời tập 2. Và cuối tuần qua, tại Thư quán Sinh viên (2A Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM), nhà văn Nguyễn Đông Thức có buổi giao lưu và ký tặng cuốn Đời (tập 2) cho bạn đọc.
1. “Đời là bể khổ” nên cần tìm đường để được “giải thoát”. “Đời là vạn ngày sầu, biết tìm vui chốn nào”. “Đời như một sân khấu” nên nhiều người hay “diễn với đời”. Người bi quan nói: “Đời đen như mõm chó mực” thậm chí gào lên “đời là dối gian”. Với người lạc quan sẽ thấy “cuộc đời vui quá không buồn được”. Đời được hiểu theo cảm quan, trải nghiệm... của từng cá nhân chứ chưa có một định nghĩa chuẩn nào.
Với nhà văn Nguyễn Đông Thức và 2 tập truyện ngắn cùng mang một chữ Đời (NXB Trẻ và Tủ sách Tuổi trẻ) đã đặt ra và trả lời câu hỏi “đời là gì?” qua từng lát cắt truyện ngắn. Nhà văn Nguyễn Đông Thức tạm lý giải: “Đã có nhiều định nghĩa về danh từ chung ngắn gọn mà “hoành tráng” này. Tôi thích nhất một câu đơn giản của người Pháp, đi kèm một cái nhún vai: C’est la vie! (Đời là thế!). Có thể áp dụng trong mọi trường hợp, không giải thích mà là giải thích cho tất cả mọi sự rắc rối, phức tạp của cuộc sống. Đời là muôn mặt, đầy chuyện bất ngờ...”.
Vâng, “đời là thế!” tưởng rằng bao quát hết nhưng “là như thế nào?”. Thì đây, trong 12 truyện ngắn của Đời tập 2, mỗi truyện chỉ đặt tên bằng một chữ lần lượt “góp thêm định nghĩa” và trả lời câu hỏi “đời là gì?”.
Nhà văn Nguyễn Đông Thức Sau hai tập Đời, Nguyễn Đông Thức cho biết ông dừng lại để theo đuổi một dự án tiểu thuyết dài hơi đã ấp ủ từ lâu. Đến nay, nhà văn Nguyễn Đông Thức đã in 5 tập truyện dài, 3 tập truyện vừa, 13 tập truyện ngắn cùng với 25 kịch bản được dựng thành phim và 3 kịch bản sân khấu.
2. Đời là Giấy! Vậy Giấy là gì? Giấy - như ai cũng biết - dùng để học trò tập viết, dùng để người yêu tỏ tình qua những cánh thư, dùng để in báo thông tin thời sự, dùng để in sách chuyển tải tri thức... Nhưng truyện Giấy trong Đời còn dùng để bán. Tất nhiên, có người mua thì hẳn nhiên có người bán. Giấy được bán trong Đời không phải “dùng để” cho các mục đích vừa nêu. Giấy ở đây là “giấy phép”. Mà, giấy phép cũng chưa “có giá” bằng chữ ký của người có thẩm quyền trên mảnh giấy đó. Thời buổi này, những ai từng đến cửa công xin giấy phép sẽ thấu hiểu nỗi truân chuyên của cái gọi “hành là chính”. Để không bị “hành là chính”, người ta phải thực hiện động tác “đi cửa sau”.
Trong truyện Giấy, bà vợ của ông sếp có quyền “ký phép” tỉnh bơ nói với “khách hàng” cần xin giấy phép: “Tôi xin nói rõ: Chúng ta đều bình đẳng như nhau. Ở đây không hề có chuyện tham ô, hối lộ. Anh là nhà sản xuất, làm ra hàng hóa. Anh làm ra cái gì thì có quyền bán cái đó để lấy tiền bỏ túi, nuôi vợ nuôi con, đúng không? (...) Ông chồng tôi làm ra... giấy, thì cũng có quyền bán giấy, y như các anh bán hàng hóa của mình”.
Nhà văn Nguyễn Đông Thức “cam kết”: “Câu chuyện này tôi viết gần như đúng 99% những gì được nghe kể từ một ông bạn là doanh nhân (...). Câu nói gây ấn tượng nhất kể trên của một vị quan bà, tôi nghĩ không có nhà văn nào có thể sáng tác được”.
Hai tập truyện Đời
3. Đời chỉ có thế thôi ư? Xin thưa, Đời còn dài lắm. Câu chuyện mang tên Đau cũng khiến nhiều người giật mình. Đoạn “nối dài” của truyện Đau, nhà văn Nguyễn Đông Thức dẫn lời bà Nguyễn Thị Nga - Giám đốc Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền. Bà Nga cho biết khoảng 90% khách hàng của trung tâm là đàn ông, đến từ mọi miền đất nước. 100% số đàn ông này muốn biết đứa con họ đang nuôi hoặc sắp nuôi có phải con thật của mình không. Kết quả cho thấy, có tới 30% các ông bố đi xét nghiệm đang nuôi con... giùm người khác. Nhà văn cho biết: “Tôi đọc được thông tin oái oăm này, bỗng nổi hứng viết nên truyện Đau. Đúng như lời của một nhân vật trong truyện, “chỉ có bà ngoại mới chắc chắn mình là... bà ngoại ruột, còn từ ông bà nội đến ông ngoại đều... hên xui!”.
Đây có thể là một truyện mà hình bóng của nó là chuyện “ông ăn chả bà ăn nem”. Nhưng người viết bài này hiểu được thêm một ý khác muốn gửi gắm của nhà văn. Tôi bỗng thấy “tội nghiệp” cho nhiều ông bố khoái đẻ con trai để “nối dõi tông đường”. Chính vì cái “văn hóa con trai” đã nảy sinh nhiều hệ lụy và thậm chí bi kịch cho nhiều gia đình. Một gia đình ở vùng quê mà tôi biết, do ông chồng thích con trai đến độ sau khi sinh “một đàn con gái” ông vẫn cố gắng nài vợ sinh thêm. Do “cái giống” nhà ông chỉ sinh được con gái, nên bà vợ vì quá yêu chồng đã “nhờ cậy” ông hàng xóm “gieo giống đực” giúp. Kết cục hạnh phúc gia đình này như thế nào hẳn bạn đọc hiểu rõ khi câu chuyện đổ vỡ. Đọc xong Đau, có lẽ nhiều ông sẽ nghĩ lại, rằng con trai hay gái không quan trọng, miễn là không “nuôi giùm con người khác” một cách bất đắc dĩ.
4. Nói như nhà văn Đoàn Thạch Biền sau khi đọc Đời, nhận định ngắn gọn: Đời như ly cocktail. Mỗi người đọc Đời có mỗi cách để tự tay pha chế ly cocktail cho riêng mình: ngọt ngào hay cay đắng.
XSMB 30/4: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Tư ngày 30/4/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) cấp quốc gia do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể từ 6 giờ 30 phút ngày 30/4, tại TP HCM
Sáng 30/4/2025, Lễ chào cờ và cử Quốc thiều được tổ chức vô cùng thiêng liêng và đặc biệt tại Quảng trường Ba Đình lịch sử nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 -30/4/2025).
Tiếp tục có thêm hai cầu thủ Indonesia bỏ ngỏ khả năng ra sân trận đấu gặp Manchester United. Điều này sẽ trở thành một bài toán hóc búa về mặt lực lượng đối với HLV Kim Sang Sik.
Trong những ngày này, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi cùng nhân dân cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
20 năm kháng chiến chống Mỹ (1955-1975), Ngành Thể dục thể thao (TDTT) đã có hàng nghìn cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, sinh viên các trường TDTT có mặt trong đội quân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Ngành Thể dục thể thao trong các năm gian khổ quyết liệt ấy còn liên tiếp cử nhiều cán bộ đi B (miền Nam) tăng cường cho các vùng giải phóng của các tỉnh Tây Nguyên, cực Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ do Ban B. thuộc Tổng cục TDTT khi ấy chỉ đạo...
Lịch sử đối đầu Barcelona vs Inter Milan tại đấu trường Champions League cho thấy sự lấn lướt rõ rệt của đại diện La Liga trước đại diện Serie A trong các lần chạm trán trực tiếp.
Người ta thường nói “Quân tử trả thù 10 năm chưa muộn”, nhưng với Barcelona, mốc thời gian đã là 15 năm sau lần bị Inter loại cay đắng ở bán kết Champions League mùa 2009-10. Một lần nữa gặp nhau ở bán kết, giờ là lúc họ thanh toán món nợ đó.
Các cổ động viên Arsenal đã bị cáo buộc thiếu tôn trọng Giáo hoàng Francis khi làm gián đoạn phút mặc niệm trước trận bán kết Champions League với Paris Saint-Germain tại sân Emirates.
Trong trận bán kết lượt đi Champions League giữa Arsenal và PSG, huyền thoại bóng đá Anh Alan Shearer đã không ngần ngại chỉ trích trọng tài Slavko Vincic vì màn điều khiển trận đấu gây tranh cãi trong hiệp một.
Hòa trong không khí trọng đại của đất nước sau 50 năm thống nhất non sông, hàng triệu con tim người dân đất Việt trong cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè thế giới yêu chuộng hòa bình hướng về Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
“Ngôi sao tăng trưởng của khu vực”, “Con rồng châu Á”, hay “cường quốc sản xuất Đông Nam Á”… - cách đây 50 năm không ai có thể nghĩ đây là những gì thế giới sẽ nói về Việt Nam, đất nước thời điểm đó vừa bước qua hàng thập niên chiến tranh, phải phục hồi từ những mất mát, đổ nát trong điều kiện bị bao vây cấm vận. Thế nên, chứng kiến những bước phát triển vượt bậc ngày nay của Việt Nam, bạn bè quốc tế đều bày tỏ khâm phục.
Mở đầu cuộc trò chuyện, nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ với người viết về những năm "kết thúc bằng số 5" luôn mang tính bản lề trong lịch sử Việt Nam.
Chúng tôi đến thăm nhạc sĩ Phạm Tuyên vào một ngày Hà Nội rực nắng. Trong căn nhà nhỏ trên phố Vạn Bảo, ông thong thả ngồi trên chiếc ghế tựa quen thuộc, dõi theo chương trình ca nhạc phát trên truyền hình – nơi những khúc ca cách mạng vẫn vang lên mỗi dịp tháng Tư lịch sử.