(Thethaovanhoa.vn) - V-League 2017 vừa mới khép lại, với chức vô địch thuộc về Quảng Nam. Thoạt nghe tưởng sét đánh ngang tai, nhưng với giới thạo tin, hoàn toàn không bất ngờ và cũng không khó đoán. Đơn giản, sân chơi số 1 của nền bóng đá quốc gia đang... rớt giá nghiêm trọng.
TỪ "CUỘC KINH DOANH" KHÔNG LÃI...
Xin nói luôn, giá ở đây là giá trị hình ảnh và thương mại, là chất lượng chuyên môn của giải đấu. Nếu tính cột mốc là V-League 2012, mùa giải đầu tiên VPF ra đời và thay thế cho VFF tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đến nay, so với giai đoạn trước đó, thì giải bóng đá cao nhất xứ sở chỉ lạm phát, chứ hoàn toàn không có luỹ tiến, không tăng chất.
Và điều đầu tiên dễ cảm nhận nhất là số lượng khán giả đến sân giảm sút nghiêm trọng; các sai số của đội ngũ trọng tài thậm chí trở thành vấn nạn và chất lượng chuyên môn, tính cạnh tranh của giải đấu cũng đi xuống vì nhiều lý do khách và chủ quan.
Bằng với sự ra đời của VPF, việc thu hút nguồn lực đầu tư từ xã hội (trong và ngoài nước) sáng sủa hơn trước rất nhiều. Về lý thuyết, đây mới là mô hình chuẩn chuyên nghiệp về tổ chức giải đấu. Tức là, sự ra đời của VPF là đòi hỏi bắt buộc của lịch sử.
Người ta thắc mắc là, tại sao hơn chục CLB ở V League và một số khác thuộc giải hạng Nhất, lại không thể quyết được cuộc chơi của chính mình?! VPF hay VFF đi chăng nữa, về lý, chỉ thay mặt các CLB tổ chức giải đấu. Đây là "mâu thuẫn không thể giải quyết", kéo dài nhiều năm qua. |
Cho đến lúc này, ngay cả khi Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam chưa hoạt động hết công suất và đầy đủ chức năng, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng, thì vẫn phải cảm ơn bầu Kiên, người đã "phất cờ khởi nghĩa", phôi thai - thành hình VPF. Ngay sau vụ "giật micro cướp diễn đàn", bầu Kiên đã lệnh cho thuộc cấp làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh cho VPF luôn. Nói và làm phải đi đôi, nóng hổi dòn tan thế.
Với VPF, hình ảnh các trận đấu ở V-League có thể nói là đã tìm đến tận nhà người xem, bằng công nghệ truyền hình được phủ sóng; với VPF, giải thưởng cho chức vô địch được luỹ tiến từ vài trăm triệu lên đến vài tỷ đồng; và với VPF, người ta thấy rõ hoạt động công khai tương đối của các phòng - ban chức năng, được giám sát...
Nếu như VPF được hoạt động tối đa công suất, theo thiên chức của mình, có thể câu chuyện đã khác. Tuy nhiên, trên VPF còn có VFF, với hơn 33% cổ phần (chưa tính các cá nhân thuộc VFF mua thêm), hoàn toàn có quyền phủ quyết với tư cách cổ đông chính. Thêm việc cài cắm con người ở các phòng chức năng, VPF rõ là phải đeo cái "vòng kim cô" trên đầu. Và cũng với cái "vòng kim cô" ấy cùng nhiều lý do khác đã khiến "cuộc kinh doanh" V-League cho tới lúc này vẫn chưa thể thành công, nếu không muốn nói là thất bại.
ĐẾN NHỮNG NƯỚC CỜ SAI
Trong nhiều nỗ lực để cải thiện hình ảnh và chất lượng giải đấu, có thể thấy VPF và VFF đã đi những nước cờ sai, hoặc không đúng thời điểm. Ví như việc hạn chế các suất đăng ký ngoại binh, cũng như "Tây" nhập tịch/CLB ở V-League và giải hạng Nhất, bắt đầu được khởi xướng và tiến hành từ mùa giải 2012, đã mang lại rất nhiều hệ luỵ.
Vào thời điểm đó, để tăng chất cho đội tuyển quốc gia và tạo điều kiện phát triển cầu thủ trẻ, người ta thậm chí đã đề xuất phương án thành lập đội tuyển U22 Việt Nam để đá V-League, hòng "đón lõng". Ý tưởng bắt đầu từ thành công của U22 Việt Nam ở giải U21 quốc tế Báo Thanh Niên 2012, cũng là năm đại bại của đội tuyển quốc gia tại AFF Cup trên đất Thái.
V-League 2017 vừa mới khép lại, với chức vô địch thuộc về Quảng Nam. Thoạt nghe tưởng sét đánh ngang tai, nhưng với giới thạo tin, hoàn toàn không bất ngờ và cũng không khó đoán. Cái kết cũng hệt như V-League 2016, khi đến tận những lượt trận cuối vẫn còn đến 4-5 ứng viên, song rút cuộc thì |
Rất nhiều những đề xuất được đưa vào thử nghiệm và nó đi ngược với sự phát triển chung của bóng đá thế giới vốn được toàn cầu hoá. Chất lượng đào tạo của Việt Nam, chưa thể giúp nền bóng đá và các giải đấu tự cường, thì việc "bế quan toả cảng" hạn chế nguồn chất xám ngoại lực, là một sai lầm lớn. Các ngoại binh nhập tịch cũng chỉ còn rất ít đất dụng võ, quả có phần thiếu công bằng ở nhiều khía cạnh về quyền con người, công dân.
Và ngoài ra, điều tai hại là nhà tổ chức lại không nghĩ cần phải thay đổi, phải sửa sai. Ví như hệ thống giải đấu với 14 CLB ở V-League và chỉ 7-8 đội bóng ở giải hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba cũng rất lèo tèo, hệt như kim tự tháp ngược trong mô hình phát triển, tại sao không thay đổi?!
ĐẾN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA CŨNG... MẤT UY!
Tất nhiên, việc thành tích lẫn cái uy của đội tuyển quốc gia trên đấu trường quốc tế đi xuống lỗi không hoàn toàn thuộc về VPF, nhưng như đã khẳng định, chất lượng các ĐTQG phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng CLB và hệ thống giải đấu, đào tạo.
Kể từ năm 2012 (năm VPF ra đời), đội tuyển Việt Nam không thể đi đến trận cuối cùng một kỳ AFF Cup, thậm chí bị loại ngay vòng bảng (2012). Tương tự là các đội tuyển U23 và U22 Việt Nam ở sân chơi SEA Games. Giải đấu châu lục dành cho CLB, B.Bình Dương vẫn là điểm sáng đầu tiên và tới nay khó lặp lại.
Thành tích lần đầu tiên vượt qua Vòng loại ASIAN Cup 2019 và chiếc vé dự FIFA U20 World Cup 2017, thêm chiếc HCV SEA Games lần thứ 5 của đội tuyển nữ (vốn không liên quan ở chủ đề bài viết này), chỉ để báo cáo, chứ không là sự chuẩn mực, hay bản chất cho nền bóng đá quốc gia. Cũng như vậy, tấm vé đầu tiên dự VCK ASIAN Cup được xem là điểm sáng năm nay, nhưng thực chất là nhờ vào việc AFC mở rộng quy mô giải đấu, chứ không hề là bước tiến ở cấp đội tuyển quốc gia.
Sự nở rộ của các Học viện - Trung tâm đào tạo trẻ (đào tạo gà nòi) và hệ thống bóng đá Học đường, phong trào nở rộ trong một đôi năm qua, dễ khiến nền bóng đá mơ mộng viển vông. Đào tạo trẻ mới là khâu quan trọng đầu tiên, và chúng ta mới "chỉ mang những biểu hiện - hiệu ứng tích cực" so với chính mình, chứ chưa là gì so với các quốc gia láng giềng khác.
Một chiến lược bài bản và môi trường phát triển, mới quyết định được đầu ra. Nếu lấy môi trường V-League đã là lý tưởng nhất để cầu thủ phấn đấu, để các CLB nâng cấp và để nền bóng đá, thì chúng ta còn quá nhiều việc phải làm.
Sản-phẩm-kiểu-mẫu như V-League mà vẫn phải "ăn đong", vừa chạy vừa xếp hàng và thậm chí còn mang nhiều biểu hiện xuống cấp, liệu có thể kỳ vọng không?
Tùy Phong
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất