06/06/2022 23:13 GMT+7 | Các ĐTQG
Chỉ sau 2 trận đấu ở VCK U23 Châu Á nhưng U23 Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh ở khả năng chịu sức ép và chống bóng chết tuyệt vời, nhất là ở trận gặp Hàn Quốc.
Số liệu thống kê cho thấy ở trận ra quân gặp U23 Thái Lan, chúng ta chỉ cầm bóng 36,6%. Thái Lan cầm bóng nhiều nhưng họ hầu như không tạo được cơ hội ghi bàn rõ nét trong suốt trận đấu.
2 bàn thắng của Thái Lan thì một được ghi sau sai lầm cá nhân của Văn Toản. Chỉ có bàn thắng san bằng tỷ số 2-2 của Suphanat là sản phẩm của một pha phối hợp và dứt điểm đẹp mắt trong tình huống Duy Cương và Nhâm Mạnh Dũng đứng chưa đúng vị trí. Ngoài 2 bàn thua ấy, U23 Việt Nam cơ bản đã phòng thủ tốt.
Đến trận gặp Hàn Quốc, U23 Việt Nam thậm chí chỉ cầm bóng 30,3%. Đối thủ cầm bóng nhiều và gây sức ép dữ dội trong phần lớn thời gian của trận đấu. Hàn Quốc tung ra tới 24 pha dứt điểm (nhiều gấp 3 lần chúng ta), hưởng 11 quả phạt góc (U23 Việt Nam chỉ có 3 quả phạt góc). Phải chịu áp lực lớn như vậy nhưng chúng ta chỉ để đối thủ phá lưới đúng 1 lần từ tình huống tấn công bóng sống.
Tổng cộng, sau 2 trận gặp Thái Lan và Hàn Quốc, các đối thủ của chúng ta đã tung ra tới 39 pha dứt điểm và 14 quả phạt góc nhưng chỉ ghi được 3 bàn thắng, trong đó có 1 bàn hoàn toàn do sai lầm cá nhân của Văn Toản.
Cầm bóng ít và phải chịu áp lực lớn nhưng U23 Việt Nam cho thấy khả năng chịu sức ép rất tốt. Hệ thống phòng ngự của chúng ta vận hành nhịp nhàng và không rơi vào tình trạng rối loạn. Các cầu thủ không dẫm chân lên nhau, cũng không để mất vị trí mà phối hợp phòng ngự, hỗ trợ và bọc lót cho nhau khá nhịp nhàng, kịp thời.
Cả 3 bàn thua U23 Việt Nam phải nhận sau các trận đấu với Thái Lan và Hàn Quốc đều bắt nguồn từ các tình huống bóng sống. Chúng ta phải chịu tổng cộng 14 quả phạt góc của đối thủ nhưng đều đã hóa giải thành công. Chỉ dấu cho thấy sự tập trung và khả năng tổ chức phòng ngự bóng chết của cầu thủ chúng ta đã có dấu hiệu được cải thiện.
Ở trận gặp Thái Lan, Duy Cương đá ngay phía trên hàng thủ 4 người và số 3 của chúng ta chính là cầu thủ phòng ngự hiệu quả nhất với 6 pha phá bóng giải nguy (nhiều nhất đội) cùng 2 pha cắt bóng trong khi đó Nhâm Mạnh Dũng là mắt xích chơi tốt nhất ở hàng thủ với 1 pha tắc bóng, 1 pha cắt bóng cùng 5 pha phá bóng giải nguy.
Ở trận gặp Hàn Quốc, Thanh Bình và Bùi Hoàng Việt Anh chính là những nhân tố phòng ngự nổi bật nhất. Thanh Bình có 2 pha tắc bóng, 2 pha cắt bóng và 8 pha giải nguy trong khi đó Việt Anh có 1 pha tắc bóng và 9 pha giải nguy (nhiều nhất đội).
Không chỉ cho thấy khả năng chịu áp lực tốt, chống bóng chết tốt, U23 Việt Nam cũng cho thấy khả năng tận dụng cơ hội ghi bàn hiệu quả. Trận gặp Thái Lan, chúng ta chỉ có 3 pha dứt điểm trúng dích nhưng đã có 2 bàn thắng. Trận gặp Hàn Quốc, chúng ta chỉ có 2 pha dứt điểm trúng đích nhưng vẫn ghi được 1 bàn.
Chủ yếu tập trung phòng ngự trước các đối thủ có tiềm lực tấn công rất mạnh nên U23 Việt Nam không tạo ra được nhiều cơ hội nguy hiểm. Mặc dù vậy, ngay cả khi không có cơ hội nhiều, chúng ta vẫn biết cách chắt chịu để làm nên chuyện. Đó là một điểm tích cực nữa mà các học trò HLV Gong Oh Kyun đã thể hiện cho tới thời điểm này.
HT
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất