05/01/2023 21:56 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Dù là một trong những người giàu nhất thế giới, ông vẫn có thói quen chi tiêu tiết kiệm đến mức keo kiệt.
Trong khi sách kỷ lục Guinness năm 1966, J. Paul Getty là người giàu nhất thế giới. Ông sở hữu khối tài sản khoảng 2 tỷ đô la vào những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70. Tuy nhiên, ông cũng được mệnh danh là tỷ phú keo kiệt nhất thế giới, người từ chối khoản tiền chuộc 17 triệu đô la khi cháu mình bị bắt cóc. Đến năm 1973 vị tỷ phú này đã ly hôn 5 lần, dành phần lớn thời gian trong trang viên của mình tại Anh, đồng thời ít khi tiếp xúc với 4 người con trai.
Điều thúc đẩy J. Paul Getty trở nên giàu có như vậy là bởi vì muốn chứng minh rằng điều cha ông nghĩ - J. Paul Getty sẽ phá huỷ công việc kinh doanh của gia đình - là hoàn toàn sai. Trên thực tế, ông từ chối nhận bất kỳ khoản tiền thừa kế nào từ cha, bởi vì thời điểm đó ông đã rất thành công và giàu có. J. Paul Getty là người sáng lập nên tập đoàn dầu mỏ Getty Oil lẫy lừng.
Khác với sự tưởng tượng của nhiều người rằng J. Paul Getty sẽ xuất hiện với vẻ ngoài hào nhoáng, bóng bẩy đúng với “cái mác” người giàu nhất thế giới, ông thường xuyên mặc những bộ quần áo cũ, thậm chí may vá lại những chỗ đã sờn rách thay vì mua quần áo mới.
Bên cạnh đó, J. Paul Getty thường xuyên phải di chuyển giữa các thành phố và các nước một cách nhanh chóng, việc sử dụng máy bay phản lực là điều cần thiết. Tuy nhiên, vị tỷ phú này không muốn chi nhiều thêm cho dù đó là nhu cầu công việc. Trong những chuyến đi công tác xa, ông cũng không sử dụng phòng sang chảnh mà thay vào đó là những hạng phòng bình thường, thậm chí là nhỏ và rẻ nhất để tiết kiệm tiền. Ông keo kiệt đến mức tự giặt quần áo thay vì thuê người khác làm hộ. So với hình mẫu tỷ phú “ngồi trên đống tiền”, ông có thói quen chi tiêu không khác gì những người với nền tảng tài chính khiêm tốn.
Thời đó, mọi người vẫn thường trao đổi qua lại bằng thư tín, J. Paul Getty tiết kiệm cả giấy viết thư. Ông tái sử dụng những tờ giấy đã viết 1 mặt và dùng trang còn lại để viết thư. J. Paul Getty lưu trữ lại mọi thứ, từ những phong bì thư đã dùng, cục tẩy dùng dở hay cái bút chì chưa dùng hết.
Ông còn keo kiệt đến mức bắt những người đến thăm lâu đài Sutton Place của mình phải trả phí. J. Paul Getty còn lắp đặt điện thoại trả phí trong chính lâu đài của mình để khi có người nào đến thăm và ở lại, họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho khoản tiền cước điện thoại của mình. Thời đó, phí gọi điện đường dài khá lớn, song chẳng là gì với người giàu nhất thế giới.
Đỉnh điểm là cháu trai của ông đã bị bắt cóc ở tuổi 16 và gia đình cần phải trả 17 triệu đô la để chuộc. Tuy nhiên, J. Paul Getty đã từ chối trả khoản tiền này. Sau đó, bọn bắt cóc đe doạ rằng nếu không trả 3,2 triệu đô la, họ sẽ không nhìn thấy đứa trẻ nữa. J. Paul Getty - người sở hữu khối tài sản khổng lồ đã đòi giảm số tiền xuống còn 3 triệu. Không những thế, ông chỉ chịu trả 2,2 triệu đô la bởi vì đây là mức lớn nhất được khấu trừ thuế lúc bấy giờ. J. Paul Getty đã cho con trai mượn 800 nghìn đô la với lãi suất 4% để thanh toán khoản tiền chuộc 3 triệu đô la.
Bởi vì tính cách của mình, dù rất giàu có, J. Paul Getty vẫn cô độc khi về già. Nhiều người cho rằng ông đã quá keo kiệt ngay cả với những người thân của mình.
Theo Vanityfair, NYPost
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất