(TT&VH Cuối tuần) - Ca trù vừa cùng Quan họ trở thành Di sản văn hóa thế giới. Nếu như Quan họ được công nhận là Di sản văn hóa đại diện của nhân loại, thì Ca trù được xếp vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Khẩn cấp - nhiều người biết như vậy, nhất là những ai đã “khăn gói” theo Ca trù từ nhiều năm nay. Nhưng tương lai nào cho các đào nương trẻ khi âm nhạc cổ truyền đang mất dần chỗ đứng trong lòng khán giả, nhất là giới trẻ?
Từ hơn một năm nay, CLB Ca trù Thăng Long cố gắng duy trì buổi diễn tái hiện lễ hát Cửa Đình diễn ra vào tối thứ Bảy đầu tiên hàng tháng tại đình Cống Vị. Trong đêm diễn, khán giả sẽ được thưởng lãm thức dàn Bát Âm múa Dồn Đại Thạch, Hát giai và Hát thẻ... vô cùng đặc sắc dành riêng cho thể thức hát Cửa Đình, hoàn toàn miễn phí. Những tưởng đây sẽ là một điểm thu hút sự quan tâm và yêu mến của nhiều người, thế nhưng thực tế tại mỗi buổi diễn, số khán giả chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đáng buồn hơn, mới đây, ngay trong buổi lễ Hát thờ chào mừng sự kiện Ca trù vinh danh thế giới 4/10/2009, các nhà chức trách sở tại đã lập biên bản không cho CLB sinh hoạt ở đó nữa. Dù đã hoạt động liên tục ở đình Cống Vị một năm nay, nhưng lý do các nhà chức trách đưa ra là CLB Ca trù Thăng Long không có giấy phép biểu diễn...!
Đào nương trẻ Nguyễn Như Mai. Ảnh: Công Khanh
Cổ nhạc “ế khách”
Bấy lâu nay, các cuộc liên hoan dân ca toàn quốc, các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc, rồi việc lập hồ sơ di sản đệ trình UNESCO... đều là những hình thức quảng bá âm nhạc cổ truyền rất tốt. Tuy nhiên, mọi cố gắng quảng bá dường như chưa đem lại kết quả mong muốn. Trong bối cảnh đó, một nơi sinh hoạt thường xuyên như Ca trù Thăng Long xem ra là địa điểm hữu ích để truyền bá các giá trị tinh hoa của cổ nhạc. CLB đã tìm rất nhiều cách để quảng bá cho các buổi diễn trong khả năng của mình như gửi giấy mời trực tiếp hoặc qua email cho những người đã từng đến nghe hay thông báo tại các mạng xã hội trên internet v.v... nhưng các buổi sinh hoạt thường hiếm khi đông khách.
Theo Vũ Thùy Linh, đào nương trẻ của CLB, mặc dù các buổi biểu diễn được tổ chức quy củ và sinh động, lại diễn ra miễn phí trong không gian sống động là đình Cống Vị, song phần lớn khán giả chỉ đến xem một lần rồi đi, phải rất lâu sau mới quay trở lại. “Nhiều người cho rằng cổ nhạc xưa và lỗi thời nên không thích chăng?”, Linh thắc mắc. Một đào nương trẻ khác là Nguyễn Như Mai cho biết, khách đến xem đều nói rằng do không hiểu làn điệu nên họ thấy các bài ca đều giống nhau, thành thử cảm thấy khó yêu thích.
Chị Phạm Thị Huệ, chủ nhiệm CLB lại cho rằng: “Thu hút giới trẻ đến với âm nhạc cổ truyền là chuyện về lâu về dài. Việc giúp các nhóm bảo lưu cổ nhạc mới là chuyện trước mắt”. Theo chị, nếu các tổ chức hoặc công ty lữ hành liên hệ để giúp Ca trù Thăng Long trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa thì bài toán “vắng khách” sẽ được giải. Tuy nhiên, đó là việc nằm ngoài khả năng của nhóm nghệ nhân nếu không được sự chủ động giúp đỡ từ bên ngoài. “Từ giờ đến lúc đó, chúng tôi chỉ còn biết hi vọng và tự kiếm sống để giữ lấy nghề”, chị Huệ chia sẻ.
Nỗi lo của các đào nương
Là thế hệ thứ ba của Ca trù Thăng Long, nhóm đào nương trẻ gồm tám người đều được hai nghệ nhân dân gian lão thành Nguyễn Thị Chúc, Nguyễn Phú Đẹ (đời thứ nhất) và đào nương, đào đàn Phạm Thị Huệ (đời thứ hai) trực tiếp rèn rũa. Mặc dù đang theo học tại Nhạc viện Hà Nội, song các em đều dành thời gian và tâm huyết rất lớn cho Ca trù. Thành quả này được thể hiện rõ qua sự khâm phục của khán thính giả đến xem nhóm biểu diễn.
Biểu diễn trong không gian Cửa Đình. Ảnh: Công Khanh
Do còn đi học, gánh nặng chi tiêu của các em được gia đình san sẻ nên việc biểu diễn ca trù miễn phí của nhóm chưa thành vấn đề lớn. Song, khi ra trường, trước mối lo cơm, áo, gạo, tiền, những đào nương trẻ này liệu có tránh khỏi đắn đo suy nghĩ?
“Lắm lúc em bi quan. Không có gì bạc hơn nghệ thuật. Những người ngoại tỉnh như em muốn tìm được một công việc tốt tại Hà Nội để từ đó trụ lại với nghề rất khó.”, Vũ Thùy Linh không giấu nỗi băn khoăn của mình. Đào nương trẻ Nguyễn Lệ Nhật ít lo lắng hơn, song vẫn thừa nhận: “Gia đình em đều làm nghề nông nên ai cũng muốn cô con gái lên Hà Nội học sau này có công việc ổn định”.
Trước đây Ca trù Thăng Long từng nhận được sự quan tâm của Qũy Ford (hiện Quỹ này đã đóng cửa văn phòng tại Việt Nam) nhưng giờ chủ yếu chỉ dựa vào sự hảo tâm của những người yêu Ca trù. Rất may, đình Cống Vị cho phép nhóm biểu diễn không thu tiền địa điểm nên đến nay sinh hoạt vẫn được duy trì. Tuy nhiên, để các đào nương đeo đuổi nghiệp Ca trù thì bấy nhiêu không đủ. Thành viên khác của nhóm là đào nương Kim Ngọc, con gái út của danh cầm cổ nhạc Kim Sinh tâm sự: “Mong ước thực sự của mình là được nối nghiệp cha đi theo cổ nhạc. Nhưng mọi người cứ quay lưng mãi thì bọn mình sẽ rất nản. Con ngựa chạy mãi cũng chồn chân”.
Trăn trở về điều này, chị Huệ, chủ nhiệm CLB luôn tìm cách đổi mới các tiết mục, năng liên hệ và quảng bá để tạo điều kiện cho nhóm đi biểu diễn ở nhiều nơi. Theo chị, trước mắt nhóm sẽ tập trung rèn luyện nâng cao ngón nghề vì ca trù là môn nghệ thuật rất khó. “Ngày hôm nay phải hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ hơn ngày hôm nay”, chị luôn tâm niệm lời dặn của GS. Trần Văn Khê trong bức thư gửi nhóm cách đây không lâu.
Hiện việc cố gắng duy trì canh hát Ca trù để trở thành sinh hoạt quen thuộc với người Hà Nội là nhiệm vụ hàng đầu của CLB. Tháng Mười này, Ca trù Thăng Long dự kiến sẽ tổ chức Lễ Mở xiêm áo cho các đào nương trẻ để khích lệ tinh thần, đồng thời thể hiện mong muốn lưu nghiệp Ca trù của các em. Nhưng không biết những cố gắng của các đào nương trẻ này sẽ còn kéo dài được tới ngày nào trên con đường bảo tồn cổ nhạc gian nan, nếu như đến một chỗ diễn bây giờ với họ cũng chưa biết sẽ về đâu, nếu như mọi quan tâm, những lời khẩn thiết vẫn mãi chỉ là “phi vật thể”...
Theo các nhà chức trách, tính đến ngày 12/4, số người thiệt mạng trong vụ sập mái hộp đêm Jet Set ở thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa (CH) Dominicana đã tăng lên 226 người.
Nghi lễ được tổ chức trang trọng, kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch tỉnh Quảng Ngãi năm 2025.
Công an thành phố Hà Nội cho biết, khoảng 2 giờ 37 phút rạng sáng 13/4, Tổng đài 114 - Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an thành phố Hà Nội nhận được tin báo xảy ra cháy nhà tại ngách 14, ngõ 68 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Ngày 13/4, thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, đến thời điểm hiện nay, cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 195.068 căn, trong đó khánh thành 93.370 căn và khởi công mới 101.698 căn.
Phiên tòa hình sự đầu tiên đối với cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol dự kiến diễn ra vào ngày 14/4 tới, 10 ngày sau khi ông bị phế truất vì lệnh thiết quân luật trong thời gian ngắn hồi tháng 12/2024.
Ngày 13/4, thông tin từ Ban Chỉ đạo Tết Quân Dân tỉnh Sóc Trăng, trong 3 ngày triển khai Tết Quân Dân mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại huyện Thạnh Trị, nhiều hoạt động an sinh xã hội, sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn đã được thực hiện, với tổng kinh phí hơn 8 tỷ đồng.
Đêm nhạc Skywave Hạ Long chứng kiến sự cuồng nhiệt của hàng chục nghìn khán giả. Tuy nhiên, sự phấn khích thái quá của một fan cuồng đã khiến Sơn Tùng bị thương ngay trên sân khấu.
48 chị đẹp của 2 mùa "đạp gió" đã cùng nhau tỏa sáng, mang đến những màn trình diễn mãn nhãn, đầy cảm xúc, khẳng định thông điệp "30 chưa từng là một giới hạn".
Trả lời phỏng vấn báo giới trên chuyên cơ Air Force One ngày 12/4, Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ cung cấp thêm thông tin về thuế quan đối với chất bán dẫn (chip) nhập khẩu vào ngày 14/4.
Album Beginning- dự án âm nhạc đặc biệt đánh dấu sự hợp tác sâu sắc của Thanh Hà và nhạc sĩ Phương Uyên khi cả 2 cùng nhau đi qua giai đoạn mất mát, đau thương để tái sinh.
Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tập Cận Bình tới Việt Nam lần này sẽ đưa quan hệ Trung Quốc - Việt Nam lên tầm cao mới, đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực.
Việt Nam đã giành 1 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, 1 huy chương đồng trong ngày thi đấu đầu tiên tại World Triathlon Development Regional Cup Tam Chúc 2025.
Giải Half-Marathon "Tự hào Tổ quốc tôi" lần thứ 2 đã khép lại sáng nay 13/4 với sự tham dự của hơn 2000 vận động viên (VĐV) phong trào và chuyên nghiệp.
Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị: sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, truyền thông chính thống Trung Quốc như Tân Hoa xã, Nhân dân nhật báo…, đã đăng tải nhiều bài viết về quan hệ giữa hai nước Việt-Trung trong thời gian qua.
Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội.
Giám đốc kỹ thuật Vũ Tiến Thành khẳng định Gia Bảo không chỉ là tài năng của HAGL mà còn là niềm hy vọng của bóng đá Việt Nam. Chủ tịch CLB HAGL Đoàn Nguyên Đức cũng khuyến khích ban huấn luyện sử dụng các cầu thủ trẻ trong thời gian tới.
Một câu hỏi quen thuộc lại được đặt ra sau chặng đua Grand Prix Nhật Bản hôm Chủ nhật vừa qua: Liệu giải đua Công thức 1 (F1) có đang gặp vấn đề về khả năng vượt xe?