17/04/2015 13:00 GMT+7 | Trong nước
Từ trước đến nay, loài chó vẫn được coi là người bạn tốt nhất của con người. Tuy nhiên, giới khoa học mới đây cho biết mối liên kết giữa người và loài thú nuôi trung thành này có thể còn phức tạp hơn những gì mà ta vẫn nghĩ.
Trong một nghiên cứu công bố ngày 16/4 trên tạp chí Science (Khoa học), các nhà khoa học Nhật Bản ngày 16/4 cho biết oxytocin, một hormone giúp củng cố sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái, tăng lên ở người và chó khi hai bên tương tác, đặc biệt là khi nhìn vào mắt nhau. Oxytoxin, còn có tên khác là "hormone tình cảm", được tạo ra trong vùng dưới đồi (hypothalamus- vùng não bộ quy định cảm giác về thân nhiệt, đói, khát...), và được tiết ra từ tuyến yên.
Đây là hormone có ảnh hưởng tới những kết nối tình cảm, bản năng làm mẹ, sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ cũng như các chức năng liên quan tới cảm xúc khác. Theo người đứng đầu công trình nghiên cứu Takefumi Kikusui, một chuyên gia thú y tại Đại học Azabu của Nhật Bản, cho biết biết oxytocin có nhiều tác động tích cực đối với tâm sinh lý ở người.
Ở một thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã đưa nhiều chú chó vào cùng một phòng với chủ nhân của mình. Các nhà khoa học đã theo dõi tương tác giữa người và chó và đo lường mức độ oxytocin qua mẫu nước tiểu. Những người có tiếp xúc bằng mắt nhiều nhất với chó của mình cho thấy lượng oxytocin cao nhất. Sự gia tăng oxytocin ở những chú chó cũng tương ứng với người chủ của mình.
Chuyên gia Kikusui cho biết bản thân ông cũng đã tham gia thí nghiệm và đo lường sau đó cho thấy lượng oxytocin của ông tăng 300% sau khi tiếp xúc qua mắt với chó của minh. Nhóm nghiên cứu sau đó tiến hành một thử nghiệm tương tự với loài sói, một họ hàng gần của loài chó, và thấy rằng không có được kết quả tương tự mặc dù những chú sói tham gia đều được con người nuôi.
Trong một thí nghiệm khác, các nhà khoa học cho xịt oxytocin vào mũi của các chú chó sau đó đưa chúng vào cùng một phòng với chủ của chúng cùng nhiều người lạ khác. Với những con chó cái, việc này làm tăng cường độ tiếp xúc bằng mắt giữa người và chó, kéo theo đó là sự gia tăng của oxytocin ở người. Tuy nhiên, hiện tượng này không thấy xuất hiện ở chó đực.
Nhóm nghiên cứu cho rằng con người và "người bạn 4 chân" đã phát triển cơ chế gắn kết bản năng này trong suốt hàng nghìn năm kể từ khi loài chó được thuần hóa. Thí nghiệm được tiến hành trên nhiều giống chủng chó ở nhiều độ tuổi khác nhau.
P.V
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất