Trước giờ G: Tin bão khẩn cấp cơn bão số 3

18/07/2018 23:24 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ ngày 18/7, bão số 3 đang ở vào khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, ngay trên vịnh Bắc bộ và cách đất liền các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình khoảng 190 km về phía Đông với sức gió mạnh nhất cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11. 

Tiếp tục cập nhật

Tin bão mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia 

Do ảnh hưởng của bão số 3, từ chiều và tối nay ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đã có mưa vừa đến mưa to (30-70mm), ở Thái Bình đã có gió giật cấp 6, ở Hoành Sơn có gió giật cấp 10, ở đảo Hòn Ngư gió giật cấp 7.

Hồi 20 giờ ngày 18/07, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 106,6 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Chú thích ảnh

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km; trong tối và đêm nay (18/7), vùng tâm bão với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ven biển các tỉnh từ Thái Bình đến Quảng Bình, sau đó bão sẽ đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 07 giờ ngày 19/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 104,0 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20-25 km và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào.

Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 3-5m; biển động rất mạnh. Vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nước biển dâng trên nền thủy triều khoảng 0,5-0,7m; sóng biển cao 2-4m;  biển động rất mạnh.

Trên đất liền các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, Quảng Bình có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, giật cấp 9;  riêng Nam Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có gió bão mạnh cấp 8, giật cấp 11.

Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3. 

Ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa rất to và kéo dài đến khoảng ngày 20/7 (lượng mưa phổ biến 100-300mm/đợt, có nơi trên 350mm).

Cảnh báo: Từ nay đến ngày 20/7, trên thượng lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình, sông Hoàng Long, các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Bình sẽ xuất hiện 1 đợt lũ. Biên độ lũ lên trên các sông như sau: thượng lưu sông Hồng - Thái Bình từ 2-4m; sông Hoàng Long từ 1-2m; các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Bình từ 3-5m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Đà lên mức BĐ1; sông Thao, sông Lô, sông Hoàng Long và các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình lên mức BĐ1-BĐ2, riêng sông Bưởi (Thanh Hoá), sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh) lên mức BĐ2-BĐ3.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, lũ quét, sạt lở đất: cấp 2.

Tin phát lúc: 21h00

Chú thích ảnh
Tàu, thuyền của ngư dân xã Cẩm Nhượng huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh vào nơi trú ẩn an toàn. Ảnh: Công Tường-TTXVN
Chú thích ảnh
Đường phố dọc bờ biển Cửa Lò đã được sơ tán không còn một bóng người. Ảnh: Thành Đạt – TTXVN
Chú thích ảnh
Các tàu thuyền đã vào nơi trú, tránh bão an toàn ở Cửa Lò. Ảnh: Thành Đạt – TTXVN

Trước giờ G các địa phương đã sẵn sàng ứng phó với mưa lũ khi cơn bão số 3 đổ bộ:

Chú thích ảnh
Các hộ dân Thanh Hóa thu hoạch dưa chạy bão. Ảnh: TTXVN

 

Chú thích ảnh
Mặc dù trời mưa to nhưng bà con nông dân vẫn cố đi thu hoạch dưa. Ảnh: Khiếu Tư - TTXVN
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh

 

Chú thích ảnh

 

Chú thích ảnh
Chiều tối 18/7/2018, ngư dân thành phố Sầm Sơn, Thanh Hoá hoàn tất việc di chuyển thuyền bè, ngư lưới cụ vào bờ tránh bão Sơn Tinh. Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hoá, hiện 100% tàu thuyền của tỉnh với hơn 7.438 phương tiện/27.753 lao động đã được kêu gọi vào nơi trú ẩn an toàn. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường kiểm tra tình hình ngập úng lúa tại xã Giao An, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN
Chú thích ảnh
Nhiều diện tích lúa mới cấy tại Nam Định bị ngập nước. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN
Chú thích ảnh
Người dân huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình chủ động bảo vệ cơ sở nuôi tôm của gia đinh. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Các chiến sĩ biên phòng tỉnh Thái Bình quan sát các phương tiện còn hoạt động trên biển để kêu gọi vào nơi tránh trú bão an toàn. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Chú thích ảnh
Các tàu thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chiều 18/7/2018, tại hồ thuỷ điện Hố Hô, xã Hương Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình, nhà máy Thuỷ điện Hố Hô đã quyết định điều tiết nước qua tràn để chủ động phòng chống mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra. Lưu lượng điều tiết từ 100-300 m3/s. Ảnh: Thành Đạt – TTXVN
Chú thích ảnh
Ngư dân Mai Văn Ruyến ở xã Hải Hòa, huyện Hải Hậu neo đậu tàu vào khu tránh trú bão thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN
Chú thích ảnh
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, tính đến đầu giờ chiều 18/7/2018, toàn bộ 2.124 tàu với 5.726 lao động tỉnh Nam Định đã vào nơi neo đậu an toàn. Tỉnh cũng đã kêu gọi toàn bộ 1.317 lao động tại 1.024 lều, chòi ở vùng nuôi trồng thủy sản ngoài đê vào bờ tránh trú bão. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Để phòng chống bão số 3, ngày 18/7/2018, hàng trăm kiốt kinh doanh tại bãi biển Cửa Hội, tỉnh Nghệ An đã tiến hành di dời tài sản đến nơi an toàn, gia cố, chằng chống các kiốt nhằm hạn chế mức thấp nhất do bão gây ra. Ảnh: Tá Chuyên – TTXVN
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Để chủ động phòng chống cơn bão số 3 (tên gọi Sơn Tinh), thành phố Hải Phòng kêu gọi các tàu thuyền đánh bắt xa bờ của ngư dân trên địa bàn thành phố về khu neo đậu tránh trú trên các bến cảng và gần nơi khai thác nhất tại các tỉnh lân cận. Ảnh: An Đăng - TTXVN
Chú thích ảnh
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão số 3, tại Nghệ An mưa to gây thiệt hại cho nông dân. Đến sáng 18/7/2018, đã có 6.965 ha lúa, 1.380 ha ngô, rau màu các loại, 431 ha ao hồ nuôi thủy sản bị ngập trong nước. Tỉnh Nghệ An đang triển khai nhiều biện pháp bảo vệ an toàn về người, tài sản cho người dân. Ảnh: Nguyễn Văn Nhật - TTXVN
Chú thích ảnh
Tại Hà Tĩnh, hơn 850 tàu thuyền đánh cá đã vào cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà), khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng (huyện Cẩm Xuyên) và khu neo đậu Xuân Hội (huyện Nghi Xuân) để tránh trú bão số 3 an toàn. Ban Quản lý các cảng cá tỉnh Hà Tĩnh đảm bảo phương án "4 tại chỗ" cho các tàu thuyền neo đậu, bao gồm: lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Ảnh: Thành Đạt – TTXVN
Chú thích ảnh
Ngư dân đưa tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn. Ảnh: Công Tường - TTXVN
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, tỉnh Nghệ An đang triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho tàu thuyền của ngư dân. Đến chiều 17/7, Ban Chỉ huy phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cùng các đơn vị, địa phương đã kêu gọi được hầu hết tàu, thuyền vào nơi trú ẩn an toàn. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
Chú thích ảnh
Toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 7.453 tàu thuyền của ngư dân Thanh Hóa đã được các ngành chức năng và chính quyền địa phương thông báo, hướng dẫn ngư dân vào nơi tránh trú an toàn. Tuy nhiên vẫn còn một số phương vẫn đang hoạt động trên biển gần khu vực đảo Mê (Thanh Hóa). Các phương tiện kể trên cũng đã nắm được thông tin về cơn bão số 3 và đang khẩn trương vào nơi tránh trú bão an toàn. .Trong ảnh: Tàu thuyền của ngư dân xã Quảng Châu (thành phố Sầm Sơn) vào nơi neo đậu an toàn. Ảnh: Trịnh Duy Hung-TTXVN
Chú thích ảnh
Để ứng phó với cơn bão số 3, ngày 17/7/2018, tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các địa phương trong tỉnh tăng cường công tác phòng, chống bão. Đặc biệt, tàu thuyền đang hoạt động đánh cá trên vùng biển xa bờ phải nhanh chóng vào nơi tránh, trú bão an toàn. Ảnh: Lê Sen - TTXVN

Huyện đảo Bạch Long Vĩ đã có gió cấp 6, cấp 7

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bạch Long Vĩ Trần Quang Tường cho biết, tại thời điểm 17 giờ 30 phút ngày 18/7, thời tiết khu vực vùng biển đảo này đã bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 mang tên Sơn Tinh, xuất hiện gió cấp 6, cấp 7, sóng rất lớn và chưa có mưa. 

Xác định đây là cơn bão rất mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng đối với khu vực Bắc bộ, ngay trong ngày 17/7, huyện đảo đã huy động tổng lực cho công tác phòng chống bão Sơn Tinh; tuyên truyền, vận động và lên phương án sơ tán các hộ dân ở khu 32 gian làng cá, khu 10 ki ốt, khu vực đường dạo âu cảng đến nơi tránh trú an toàn. 

Chú thích ảnh
Chiều 18/7/2018, tại hồ thuỷ điện Hố Hô, xã Hương Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình, nhà máy Thuỷ điện Hố Hô đã quyết định điều tiết nước qua tràn để chủ động phòng chống mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra. Lưu lượng điều tiết từ 100-300 m3/s. Ảnh: Thành Đạt – TTXVN

Hiện tại, có 422 tàu thuyền đang hoạt động tại vùng biển đảo Bạch Long Vĩ. Lãnh đạo huyện đảo đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thường trực 24/24 giờ; tập trung tuyên truyền, vận động 244 tàu thuyền vào đất liền; 93 tàu thuyền được cẩu lên bờ chằng chống an toàn; 85 tàu thuyền cùng 473 lao động đã di chuyển vào âu cảng trú bão... 

Tiếp tục tăng cường chỉ đạo phòng, chống cơn bão Sơn Tinh, Thành ủy Hải Phòng đã có văn bản gửi Đảng đoàn Hội đồng nhân dân thành phố, Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân thành phố, các quận ủy, huyện ủy, các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy. Theo đó, Thường trực Thành ủy yêu cầu các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy phụ trách các địa bàn thường xuyên bám sát cơ sở, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo để đảm bảo việc phòng, chống bão được chủ động và hiệu quả. 

Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo thực hiện nghiêm Công điện số 12/CĐ-TW ngày 17/7/2018 của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố thường trực theo dõi chặt chẽ tình hình bão, mưa, lũ; chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các biện pháp ứng phó; kịp thời báo cáo, đề xuất chỉ đạo xử lý các tình huống cấp bách. 

Các cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể tăng cường các hoạt động tuyên truyền giúp nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động ứng phó với những diễn biến của bão. Các quận, huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Trung ương và thành phố; phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với các đơn vị có liên quan, tập trung chỉ đạo công tác phòng chống bão theo phương châm 4 tại chỗ. Trong đó, lưu ý chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất cho công tác phòng chống bão và có phương án sơ tán dân nếu cần thiết, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản của nhân dân. Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho nhân dân, khách du lịch trên các đảo. 

Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố thực hiện nghiêm thông báo này và tạm hoãn các cuộc họp, các chương trình công tác chưa cấp thiết để tập trung phòng chống bão; kịp thời báo cáo với Thường trực Thành ủy về những vấn đề phát sinh. 

Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng, toàn thành phố đã phối hợp kiểm đếm, thông báo tới 4.211 phương tiện với 15.496 lao động; 450 lồng bè với 1.239 lao động; 299 chòi canh với 294 lao động đang hoạt động và neo đậu để chủ động phòng tránh bão Sơn Tinh an toàn.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 3 di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25 km; trong tối và đêm 18/7, vùng tâm bão số 3 với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ven biển các tỉnh từ Thái Bình đến Quảng Bình, sau đó bão sẽ đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4 giờ ngày 19/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 104,9 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Bắc Trung bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. 

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20-25 km và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào. 

Bão số 3 đổ bộ, cảnh báo lũ quét và kỹ năng ứng phó với thiên tai

Bão số 3 đổ bộ, cảnh báo lũ quét và kỹ năng ứng phó với thiên tai

Trong mùa mưa bão, lũ, người dân phải đối diện với rất nhiều tai nạn rủi ro và các bệnh dịch. Vì vậy, để bảo toàn tính mạng, tài sản, mọi người cần trang bị những kỹ năng để xử trí đúng và phòng tránh tai nạn thương tích hay gặp.

Do ảnh hưởng của bão số 3, vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 3-5m; biển động rất mạnh. Vùng ven biển đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ có nước biển dâng trên nền thủy triều khoảng 0,5-0,7m; sóng biển cao 2-4m;  biển động rất mạnh. 

Từ tối 18/7, trên đất liền các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, Quảng Bình có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, giật cấp 9; riêng khu vực Nam Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có gió bão mạnh cấp 8, giật cấp 11. 

Dự báo thời tiết chi tiết cho các vùng đêm 18 và ngày 19/7, phía Tây Bắc bộ nhiều mây, đêm có mưa rào và dông rải rác, riêng Sơn La và Hòa Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông; ngày có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông, khu vực Sơn La và Hòa Bình có mưa to đến rất to. Gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm 68-98%. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C, cao nhất 29-32 độ C. 

Phía Đông Bắc bộ nhiều mây, có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông; riêng khu vực đồng bằng và ven biển có mưa to đến rất to. Gió Đông Bắc đến Bắc cấp 3; vùng ven biển đêm nay gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7, giật cấp 9. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc. Độ ẩm 65-100%. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C, cao nhất 28-31 độ C. 

Khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa to đến rất to và dông. Gió Đông Bắc đến Bắc cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm 70-99%. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C, cao nhất 28-31 độ C. 

Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế nhiều mây, phía Bắc (Thanh Hóa đến Quảng Bình) có mưa to đến rất to; phía Nam có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông. Phía Bắc đêm 18/7 có gió bão mạnh cấp 8, giật cấp 11, ngày 19/7 gió giảm dần; phía Nam gió Tây Nam cấp 4-5. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm 70-100%. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C, cao nhất 27-30 độ C. 

Đà Nẵng đến Bình Thuận mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông, ngày có mưa rào và dông vài nơi. Gió Tây Nam cấp 2-3. Độ ẩm 60-95%. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C, cao nhất 31-34 độ C. 

Tây Nguyên và Nam bộ nhiều mây, có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông. Gió Tây Nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm 65-98%. Nhiệt độ ở Tây Nguyên thấp nhất 20-23 độ C, cao nhất 26-29 độ C; Nam bộ thấp nhất 23-26 độ C, cao nhất 28-31 độ C.

Thảo Nhi (tổng hợp)

Bão số 3 giật cấp 11 mở rộng vùng ảnh hưởng trực tiếp từ Thái Bình đến Quảng Bình

Bão số 3 giật cấp 11 mở rộng vùng ảnh hưởng trực tiếp từ Thái Bình đến Quảng Bình

Thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 giật cấp 11 sẽ mở rộng vùng ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ven biển các tỉnh từ Thái Bình đến Quảng Bình trong chiều và tối 18/7. 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm