11/01/2023 10:57 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Trong các triều đại của Trung Quốc, triều Thanh được biết là triều đại sản sinh ra nhiều bậc quân vương cần mẫn, anh minh nhất. Điều này được cho là có liên quan mật thiết đến việc giáo dục hoàng thất được nhà Thanh áp dụng. Từ nhỏ, các hoàng tử nhà Thanh đã phải văn võ song toàn, tinh thông sách vở, biết cưỡi ngựa, biết bắn cung, và đặc biệt là cần thông thạo cả tiếng Mãn và tiếng Hán.
Câu hỏi được đặt ra là trong gia tộc Ái Tân Giác La, ai là người có năng khiếu ngôn ngữ nhất? Câu trả lời chính là Dận Đường, người con thứ 9 của vua Khang Hy. Dận Đường là con của Nghi phi - một phi tần rất được vua Khang Hy sủng ái. Ông được phong Bối tử năm 1709 và cũng là một trong các hoàng tử từng tham gia vào cuộc tranh giành ngôi báu, thuộc "Bát A ca đảng". Ông không phải là người con được vua Khang Hy quý mến song cũng có ảnh hưởng nhất định đến các anh em của mình.
Chân dung Dận Đường và hình ảnh "Cửu A ca" trên màn ảnh
Dận Đường có tài năng ngôn ngữ mà người bình thường khó có thể tưởng tượng được. Theo các ghi chép cũ, Dận Đường thông thạo hàng chục ngôn ngữ, trong đó tiếng Mãn, tiếng Hán, tiếng Mông Cổ và tiếng Nga là sở trường của ông.
Theo lời Tần Đạo Nhiên - sư phó của Dận Đường, Dận Đường đã chăm chỉ học đọc viết từ khi còn rất nhỏ. Dận Đường học ngôn ngữ và chữ viết nhanh hơn nhiều so với các hoàng tử khác. Trong khi các anh trai vẫn đang học tiếng Mãn, Dận Đường đã biết cùng lúc 3 thứ tiếng: Mãn, Hán, Mông. Những năm sau đó, để làm thân với nước Nga, Dận Đường tiếp tục học thêm tiếng Nga. Trong số 9 người con của vua Khang Hy, Dận Đường là người duy nhất có thể nói tiếng Nga.
Âm lưỡi to đặc trưng của các thứ tiếng thuộc ngữ tộc Slav thường rất khó học, ngay cả Khang Hy cũng không thể học tốt tiếng Nga nhưng Dận Đường lại có thể. Từ một số tài liệu cổ của một số nhà truyền giáo, Dận Đường cũng thông thạo tiếng Latin, tiếng Pháp và tiếng Ý.
Cuối cùng, điều thú vị nhất là Dận Đường còn tự tạo ra thể chữ của riêng mình. Sau sự kiện Cửu tử đoạt đích, Dận Đường bị Ung Chính giam giữ tại phủ. Vào tháng 9 năm Ung Chính thứ 4, những bức thư của con trai Dận Đường là Hoằng Dương (sau đổi tên thành Hoằng Đỉnh) gửi cho cha bị thu giữ. Ung Chính phát hiện hệ thống chữ viết trong thư rất kỳ lạ, có cả chữ viết tay kiểu phương Tây nên hoàn toàn không hiểu được đây là kiểu văn tự gì.
Hóa ra năm Ung Chính thứ 3, Dận Đường bị Ung Chính giám sát chặt chẽ, hầu như tất cả thư từ giữa ông và gia đình đều bị lục soát, kiểm tra. Sự kiểm soát nghiêm ngặt này buộc Dận Đường phải tìm cách đối phó. Ông lấy cảm hứng từ bảng chữ cái tiếng Nga và bảng chữ cái Latin, từ đó tạo ra một thể chữ mới dựa trên chữ viết gốc Mãn, sau đó thêm và thay đổi bảng chữ Latin trên cơ sở này. Cuối cùng, ông lại sử dụng nó để đánh vần ngược lại tiếng Mãn.
Dận Đường có thể tạo ra hẳn một hệ thống chữ viết mới, đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu. Điều này cho thấy rằng Dận Đường có một nền tảng vững chắc về tiếng Mãn, tiếng Hán và tiếng Mông, am hiểu sâu sắc tiếng Latinh và tiếng Nga, đồng thời nó cũng cho thấy ông có năng khiếu ngôn ngữ độc nhất vô nhị. Ý thứ đổi mới sáng tạo và phẩm chất học thuật này thực sự hiếm có đối với một hoàng tử của nhà Thanh vào thời điểm đó.
Quan trọng nhất, phương pháp của Dận Đường vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Sử dụng các chữ cái Latinh để phiên âm tiếng Mãn đã trở thành một cách thức phổ biến quốc tế, giúp mọi người tiếp cận với các ngôn ngữ khác nhau một cách dễ dàng hơn.
Nguồn: kknews
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất