09/05/2017 08:22 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Các quan chức đương nhiệm và cựu quan chức của Mỹ và Triều Tiên đã tổ chức đàm phán “không chính thức” kéo dài trong 2 ngày, bắt đầu từ ngày 8/5 tại một quốc gia châu Âu, qua đó dấy lên hy vọng tiếp tục cuộc đối thoại chính thức giữa hai nước.
Đài truyền hình Asahi của Nhật Bản ngày 7/5 đưa tin, người chịu trách nhiệm các vấn đề nước Mỹ của Bộ Ngoại giao Triều Tiên, bà Choe Son-hui đã tới châu Âu qua đường Bắc Kinh để đàm phán với các cựu quan chức chưa rõ danh tính của Chính phủ Mỹ.
Đây là lần đầu tiên diễn ra kiểu đối thoại như vậy giữa hai bên kể từ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump. Cuộc gặp trên được cho là diễn ra ở Na Uy, trùng với thời gian diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc.
Kênh truyền hình này cho biết Washington và Bình Nhưỡng sẽ thảo luận về vấn đề hạt nhân và tên lửa, cũng như các quan hệ tương lai. Trọng tâm của cuộc đàm phán này sẽ là những kiểu yêu cầu mà Triều Tiên sẽ đưa ra khi ông Trump bày tỏ sẵn sàng tổ chức đàm phán trực tiếp với Bình Nhưỡng.
Đứng từ quan điểm của chính quyền Trump, các cuộc đàm phán không chính thức sẽ là cơ hội để khám phá bất cứ khả năng nào liên quan đến việc Bình Nhưỡng trở lại đàm phán về phi hạt nhân. Giáo sư Yang Moo-jin thuộc Đại học Nghiên cứu Triều Tiên cho rằng “với Triều Tiên, đây có thể là cơ hội để đánh giá chính sách của Mỹ trước cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc nhằm đưa ra các vấn đề liên quan đến đến bán đảo Triều Tiên”.
Trong khi đó, ngày 8/5 Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã bác bỏ thông tin rằng Bình Nhưỡng đang cố tìm cách đàm phán với Washington, đồng thời khẳng định Seoul không tham gia bất cứ ý định đặc biệt nào với cuộc gặp không chính thức này.
TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất