13/10/2022 11:13 GMT+7 | Đời sống - Phong cách sống
Dán miệng có thể làm hạn chế luồng không khí, tồi tệ hơn, nó còn gây chứng ngưng thở khi ngủ.
Nữ Tiktoker Cory Rodriguez được cho là người làm dấy lên trào lưu #mouthtaping (dán miệng ngắn tiếng ngáy) trên mạng xã hội. Chỉ với clip ngắn, dán băng dính hoặc gạc y tế lên môi trước khi đi ngủ của Cory Rodriguez đã thu hút 24,2 triệu lượt xem.
Đáng lưu ý, tài khoản này giải thích biện pháp này "sẽ có lợi cho sức khỏe đường hô hấp của bạn, giúp bạn ngủ ngon, đỡ khô miệng và ngáy".
Ngay lập tức, một bộ phận khán giả đã bị mê hoặc và làm theo mánh cải thiện sức khỏe này. Họ tiếp tục bình luận cũng như tạo mới bài đăng liên quan, khiến trào lưu nguy hiểm ngày càng lan rộng hơn.
Đến nay, chỉ cần gõ từ khoá "miếng dán miệng chống ngáy" lập tức cho ra hàng triệu lượt tìm kiếm. Không những thế nhiều trang thương mại điện tử cũng rao bán mặt hàng này với xuất xứ từ nhiều nước khác nhau.
Các sản phẩm này đều được hướng dẫn dán lên miệng nhằm ngăn chặn tình trạng thở qua đường miệng khi ngủ gây ra tiếng ngáy, giúp chống lại tình trạng ngủ ngáy gây ra tiếng động ảnh hưởng đến người khác. Bên cạnh chống phát ra tiếng ngáy khi ngủ, miếng dán còn có tác dụng ngăn tình trạng khô miệng, vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua đường vòm miệng khi ngủ, giúp người dùng sẽ ngủ ngon giấc và sâu hơn, nhờ đó tăng cường sức khỏe.
Vậy, dán miệng chặn tiếng ngáy có tốt không?
Được biết dán miệng khi ngủ là phương pháp Buteyko, xuất hiện vào những năm 1950 bởi bác sĩ người Ukraine Konstantin Pavlovich Buteyko. Ông cho rằng nếu chăm chỉ luyện tập thở bằng mũi, những vấn đề liên quan đến sức khỏe của phổi sẽ giảm dần và biến mất theo thời gian.
Thế nhưng, các chuyên gia sức khoẻ ngày nay lại không đồng ý với quan điểm này.
Dán miệng có thể làm hạn chế luồng không khí và đó là một ý tưởng rất tệ nếu bạn thở bằng mũi không tốt, hoặc làm tồi tệ hơn chứng ngưng thở khi ngủ cũng như các yếu tố nguy cơ.
Carleara Weiss, tiến sĩ kiêm cố vấn khoa học về giấc ngủ tại trung tâm Aeroflow Sleep, Mỹ cho biết, chứng ngưng thở khi ngủ là do tắc nghẽn đường hô hấp trên, làm hạn chế lượng không khí nạp vào và dẫn đến lượng oxy trong não thấp. Về lâu dài, oxy não thấp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, rối loạn tim mạch và tiểu đường loại hai.
Chuyên gia này khẳng định, ngáy hoặc thở hổn hển khi ngủ là một cơ chế bảo vệ để mở đường thở và tăng lượng oxy. Trong khi đó, dán miệng lại sẽ chặn cơ chế này.
Trước đó, một nghiên cứu nhỏ được thực hiện trên 36 bệnh nhân bị hen suyễn cho thấy tình trạng ngủ ngáy không được cải thiện. Một nghiên cứu năm 2022 được xuất bản trên tạp chí Sleep & Breathing cho thấy mọi người cố gắng thở bằng miệng ngay cả khi miệng của họ bị dán, điều này gây cản trở giấc ngủ của họ.
Do đó, tiến sĩ Weiss nhấn mạnh, ngay cả khi việc dán miệng có thể làm giảm các trường hợp ngủ ngáy nhưng nó không điều trị được nguyên nhân gây ra chứng ngáy ngủ. Một nhược điểm khác là băng dán có thể gây kích ứng, làm hỏng da; gián đoạn giấc ngủ và tắc thở.
Bạn nên làm gì với chứng ngủ ngáy?
Tình trạng ngáy xảy ra khi không khí không thể dễ dàng đi qua miệng hoặc mũi. Khi luồng không khí bị hạn chế, vòm miệng, amiđan, màng đệm và lưỡi rung vào nhau khi không khí bị đẩy ra ngoài. Điều này tạo ra âm thanh ồn ào.
Một số vấn đề khiến chứng ngáy trở nên tồi tệ hơn là sử dụng rượu hoặc thuốc an thần, mỡ cơ thể dư thừa gây thêm áp lực lên các mô mềm hoặc mang thai gây viêm mũi.
Lauri Leadley, người sáng lập, chủ tịch và nhà giáo dục lâm sàng về giấc ngủ tại Valley Sleep Center, cho biết nếu bạn ngáy thường xuyên và quá to ảnh hưởng đến mọi người, hãy đến gặp bác sĩ. Họ sẽ xác định nguyên nhân gây ra chứng ngáy của bạn và loại trừ chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục chứng ngủ ngáy như:
- Thay đổi tư thế ngủ
- Tránh uống rượu hoặc uống 6 tiếng trước khi ngủ
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Dùng thuốc để giảm nghẹt mũi.
Nhìn chung, dán miệng hay tìm kiếm bất kỳ biện pháp khắc phục nào trên TikTok không phải là thuốc hỗ trợ cho vấn đề ngáy ngủ, Leadley nói. Tốt nhất là bạn tìm nguyên nhân gốc rễ, điều trị nó hiệu quả.
Nguyễn Phượng
Theo Healthline, Yahoo News
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất