Chiều qua 5/9, nhà đấu giá Chọn đã tổ chức buổi đối chứng quanh vụ một bức tranh giả mạo chữ ký của cố họa sĩ Vũ Giáng Hương được đem đấu giá với mức khởi điểm 3.000 USD.
Thị trường mỹ thuật trong nước lại nóng lên câu chuyện tranh giả, tranh nhái gây bức xúc cả người trong nghề và giới sưu tầm. Sự việc này đã diễn ra nhiều năm nay nhưng vì chưa có chế tài xử lý nên việc dẹp nạn tranh giả không hề đơn giản.
Với câu hỏi như vừa đặt ra thì không chỉ riêng Việt Nam, mà tại nhiều nước chưa có thị trường mỹ thuật nội địa đúng nghĩa, cũng khó có câu trả lời xác đáng. Trong bài này chúng tôi thử lắng nghe từ những người trong cuộc.
Cuối cùng thì điều mà giới nghệ thuật chờ đợi đã tới: họa sĩ Thành Chương chính thức gửi đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ việc bức tranh của ông bị mạo danh thành bức 'Trừu tượng' của Tạ Tỵ.
Họa sĩ Thành Chương đã làm đơn tố cáo hành vi có dấu hiệu phạm tội làm hàng giả, xâm phạm bản quyền tác giả trong vụ lùm xùm tranh giả, tranh nhái tại triển lãm "Những bức tranh từ Châu Âu về" của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung.
'Ở vị trí tôi, nếu chỉ tìm lại tên một bức tranh và tên tác giả thì câu chuyện đã xong. Nhưng vụ việc liên quan tới những điều lớn hơn: vấn nạn tranh giả, điều đang đưa mỹ thuật Việt về cảnh đêm trường tăm tối...'– họa sĩ Thành Chương.
Thu hút sự chú ý tối đa của dư luận trong và ngoài nước, vụ tranh giả tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM có phải là cơ hội để giới nghệ thuật “bừng tỉnh” và nhìn lại những hạn chế mà lâu nay chúng ta vẫn không chịu điều chỉnh?
Chiều 19/7 Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã ra thông cáo báo chí trong đó có nội dung về 'tạm giữ tất cả 17 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung để phục vụ công tác điều tra'.
Vào lúc 9h ngày 19/7 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã diễn ra cuộc họp kín về tính nguyên gốc và chất lượng bộ sưu tập của Vũ Xuân Chung, trong đó có tác phẩm nhái phong cách của Thành Chương, ký tên Tạ Tỵ.