Thế giới hơn 192 triệu ca mắc Covid-19, có 4,1 triệu ca tử vong

22/07/2021 10:59 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h00 ngày 22/7, thế giới đã ghi nhận 192.778.004 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.141.788 ca tử vong. Số ca bình phục hoàn toàn đến thời điểm này là 175.315.082 ca và vẫn còn 13.321.134 ca đang phải điều trị.   

Thế giới ghi nhận hơn 192 triệu ca mắc Covid-19, hơn 4 triệu người tử vong

Thế giới ghi nhận hơn 192 triệu ca mắc Covid-19, hơn 4 triệu người tử vong

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h00 ngày 21/7, thế giới đã ghi nhận 192.212.390 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.124.286 ca tử vong. Số ca bình phục hoàn toàn đến thời điểm này là 174.914.174 ca, tuy nhiên vẫn đang có 81.759 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.

Mỹ là nước có số ca tử vong cao nhất  với 625.792 ca, Brazil đứng thứ hai khi ghi nhận 545.690 ca, tiếp đến là Ấn Độ và Mexico lần lượt với 419.021 ca và 236.810 ca.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số người thiệt mạng trực tiếp hoặc gián tiếp do dịch COVID-19 cao hơn 3 lần so với số liệu chính thức. Xét theo số ca nhiễm, Mỹ đứng đầu với 35.139.567 ca, tiếp theo là Ấn Độ với 31.256.839 ca và Brazil với 19.474.489 ca.   

Trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 543.450 ca mắc mới COVID-19. Trong đó, Brazil và Mỹ là hai quốc gia có số ca lây nhiễm mới cao nhất thế giới, lần lượt là 54.748 ca và 52.729 ca Theo WHO, biến thể Delta sẽ trở thành chủng virus chiếm ưu thế trong những tháng tới và cho tới nay đã biến thể này đã xuất hiện tại 124 quốc gia và vùng lãnh thổ.   

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Biến thể Delta cũng là nguyên nhân khiến dịch bệnh tại nhiều nước phức tạp hơn. Cơ quan kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cho biết trong vòng 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 1.842 ca mắc mới, mức cao nhất theo ngày kể từ khi dịch bùng phát tại đây.   

Liên quan đến vấn đề vaccine, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala đã có bài phát biểu về việc mở rộng sản xuất vaccine COVID-19 nhằm thúc đẩy tiếp cận công bằng, trong đó nhấn mạnh đến việc triển khai vaccine tuy được đẩy nhanh song tình trạng bất bình đẳng về vaccine vẫn còn nhiều thách thức.    

Trong tháng 6 vừa qua, 1,1 tỷ liều đã được sử dụng trên toàn thế giới, nhiều hơn 45% so với tháng 5 và hơn gấp đôi tổng số cho tháng 4. Chương trình COVAX hiện đã cung cấp hơn 134 triệu liều cho 136 nền kinh tế. Việc sản xuất vaccine cũng đang tăng lên. Theo công ty nghiên cứu Airfinity, hơn 1 tỷ liều vaccine nữa đã được sản xuất vào tháng 6, nâng tổng sản lượng toàn cầu vào giữa tháng 7 lên 3,8 tỷ.

Trong số 1,1 tỷ liều vào tháng 6, chỉ 1,4% đến tay người dân châu Phi, chiếm 17% dân số toàn cầu. Chỉ 0,24% thuộc về những người ở các nước có thu nhập thấp. Ở các nước phát triển, 94 liều đã được tiêm cho mỗi 100 người dân. Trong khi châu Phi, tỷ lệ này là 4,5, còn ở các nước thu nhập thấp con số là 1,6. Ở châu Phi, chỉ có 20 triệu người, tương đương 1,5% dân số được tiêm chủng đầy đủ, so với 42% người dân ở các nước phát triển.   

Cũng liên quan đến việc tiếp cận vaccine công bằng, các quốc gia thuộc khu vực Mỹ Latinh và Caribe đã lên tiếng yêu cầu sự bình đằng trong việc tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 khi cảnh báo rằng chỉ có 1/10 công dân của khu vực này được chủng ngừa đầy đủ, trong khi 70% số vaccine được sản xuất cho tới nay hiện nằm trong tay các quốc gia giàu có nhất.   

Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp do biến thể Delta, chính quyền thành phố New York, Mỹ đã yêu cầu các nhân viên tại bệnh viện công phải tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc phải tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 hàng ngày.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/7 thông báo quyết định kéo dài lệnh hạn chế đi lại không cần thiết đối với biên giới phía Bắc và phía Nam của nước này cho đến ngày 21/8. Các hạn chế không áp dụng cho thương mại xuyên biên giới, công dân Mỹ và thường trú nhân hợp pháp, cũng như những người đi lại vì mục đích y tế hoặc đi học, bên cạnh một số trường hợp khác.    

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mexico cho biết sẽ tiếp tục đối thoại với nhà chức trách Mỹ để các hoạt động giao thương và đi lại qua biên giới chung có thể được bình thường hóa trong thời gian sớm nhất. Theo thống kê của cơ quan kiểm soát cửa khẩu, bình quân mỗi ngày có khoảng 1 triệu công dân của hai nước qua lại khu vực biên giới chung và giá trị biên mậu lên đến 1,7 tỷ USD.   

Tại Pháp, quốc gia châu Âu đang vật lộn với số ca tăng đột biến do biến thể Delta, các nhà chức trách đã yêu cầu chứng minh tiêm vaccine hoặc chứng nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 đối với những người đến các rạp chiếu phim, bảo tàng, sự kiện thể thao và các trung tâm văn hóa.

Thanh Hương/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm