29/03/2023 11:48 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Học cách buông tay, bạn sẽ có được sự trưởng thành của đứa trẻ. Học cách lùi lại, là bạn đang giúp chồng học cách gánh vác trách nhiệm trên vai. Một người có tầm nhìn xa sẽ chăm sóc tốt cho bản thân mình trước, để từ đó thúc đẩy cả gia đình trở nên tốt hơn.
Tôi là kiểu người mẹ quán xuyến mọi việc, việc trong nhà hay bên ngoài cũng đều một tay tôi lo liệu.
Cho đến một tuần trước, tôi bất tỉnh tại nhà, được đưa vào ICU và được chẩn đoán mắc bệnh viêm não tự miễn.
Căn bệnh này là do cơ thể mệt mỏi lâu ngày, làm việc và nghỉ ngơi không điều độ, áp lực cuộc sống cao dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, sinh ra hàng loạt phản ứng viêm nhiễm.
Những năm qua, dù phải đi làm mỗi ngày, nhưng tôi cũng phải lo đủ thứ việc nhà, dạy kèm bài tập về nhà cho cậu con trai 8 tuổi, giục thằng bé tập đàn...
Khi xong việc thường đã 11 giờ đêm, dù rất mệt và buồn ngủ, nhưng cứ luôn trằn trọc mãi không ngủ được, vì có quá nhiều điều phải suy nghĩ:
Nên cho con học thêm môn năng khiếu nào?
Còn chỗ nào chưa làm tốt trong công việc?
…
Gánh nặng cuộc đời đè lên vai, tôi bị cảm sốt, đau ốm liên miên.
Mãi cho đến khi suy sụp và nằm trong ICU 3 ngày, tôi mới nhận ra: Bao năm qua mình đã quá sai lầm!
Không có sự giám sát của tôi, con trai tôi tới 10h vẫn chưa làm xong bài tập về nhà, không thể dậy vào buổi sáng, đi học muộn và bỏ quên đồ mỗi ngày.
Không có sự chăm sóc của tôi, chồng tôi gọi đồ ăn bên ngoài mỗi ngày, không dọn dẹp nhà cửa và cũng không biết đồ đạc của anh ấy cất ở đâu.
Cả nhà nhốn nháo.
Thì ra, thứ tôi tưởng là tình yêu, đã vượt quá giới hạn, nó tước đi sự trưởng thành của con tôi, và cả sự độc lập của chồng tôi.
Sau khi hiểu ra, tôi quyết định thay đổi cách sống của mình:
Dừng lại, "phú dưỡng" bản thân; cho con không gian, "tán dưỡng" con cái; trao quyền, "phóng dưỡng" chồng.
01
"Phú dưỡng" bản thân, tập trung vào mình nhiều hơn
Trong chương trình tạp kỹ "Tại sao bạn lại tuyệt vời như vậy", có một tập như này.
Khi nhân viên chương trình mở tủ quần áo ở nhà của một khách mời, phát hiện ra rằng tủ đầy quần áo đẹp cho 4 đứa con, còn của người mẹ lại toàn là quần áo tối màu và đơn giản.
Người mẹ ngượng ngùng giải thích rằng hơn 2 năm rồi đã không mua quần áo cho mình.
Ngày thường, cuộc sống của cô ấy xoay quanh bốn đứa con, hôm nào không có bà nội đến giúp, cô thậm chí chỉ ăn được một bữa cơm.
Hầu hết những giao tiếp hàng ngày giữa cô và chồng đều xoay quanh con cái, con cái là cả cuộc đời của cô.
Trong cuộc sống, nhưng người mẹ vì con cái, vì gia đình như vậy không thiếu.
Nhưng trên thực tế, kiểu nỗ lực hy sinh này sẽ chỉ khiến người mẹ ngày càng trở nên trống rỗng, khiến người mẹ trở nên lo lắng, mệt mỏi, uể oải, nó thậm chí còn có thể khiến bầu không khí gia đình tràn ngập năng lượng tiêu cực.
Như cuốn sách "Mẫu thân tiến hóa luận" có nói:
"Người mẹ nghèo nàn về đời sống tinh thần, không chăm sóc tốt cho bản thân cũng giống như chiếc xe cạn bình xăng, đạp ga thế nào cũng vẫn ì ạch."
Một người mẹ có tầm nhìn xa sẽ chăm sóc tốt cho bản thân mình trước, để từ đó thúc đẩy cả gia đình trở nên tốt hơn.
Vương Tiêu, một tác giả sở hữu sách bán chạy nhất, là một người phụ nữ như vậy.
Con gái chào đời không bao lâu, cô dốc hết tâm sức vào sự nghiệp, bởi lẽ cô không muốn khiến bản thân hối hận, càng không muốn con gái phải thất vọng.
Cô nói, sợ nhất một ngày nào đó lại than thở với các con rằng "mẹ đã vì con mà từ bỏ rất nhiều".
Theo cô, sự cằn nhằn và phàn nàn của người mẹ sẽ là điều làm tổn thương đứa trẻ nhiều nhất.
Những gì cô ấy muốn con gái mình thấy là: "Cả đời này mẹ đã định hình bản thân rất tốt, bản thân con cũng là tác phẩm của chính con, vì vậy con không cần phải trở thành sự kỳ vọng của mẹ.
Thực tế cũng đã chứng minh, khi cô được sống sôi nổi trong lĩnh vực mình yêu thích, con gái cô cũng coi cô như một hình mẫu.
Trong một chương trình, người dẫn chương trình hỏi con gái của Vương Tiêu: "10 năm nữa, lớn lên con sẽ trở thành người như nào?"
Phản ứng đầu tiên của cô bé chính là: "Trở thành một người giống mẹ của con."
Cuốn sách "Đổ đầy cốc của bạn trước" có nói:
"Đừng đợi người khác rót đầy cốc của bạn, cũng đừng cống hiến một cách quá vô tư."
Khi chúng ta có thể rót đầy cốc nước mặt mình trước, khi chúng ta hài lòng và hạnh phúc, chúng ta mới có thể rót tràn hạnh phúc cho người khác, và sau đó cũng có thể vui vẻ nhận lấy những gì người khác cho.
Một người mẹ giàu có về tâm hồn mới có thể truyền lại cho gia đình thái độ sống tích cực và năng lượng vui vẻ, khiến gia đình hòa thuận, đầm ấm và tràn đầy sức sống.
Vì vậy, bất cứ lúc nào, người mẹ cũng phải nhớ bồi bổ cho mình trước.
Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tăng độ dày của cuộc sống; rèn luyện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ; phát triển sở thích, làm phong phú thêm màu sắc cuộc sống.
Làm cho bản thân trở nên có giá trị hơn là khoản đầu tư tốt nhất cho phần còn lại của cuộc đời bạn.
02
"Tán dưỡng" con cái, dành ra cho con một không gian vừa đủ để con phát triển
Khi con mới chào đời, tôi đã đặt ra một mục tiêu trong lòng:
Tôi muốn trở thành một người mẹ hoàn hảo, và tôi sẽ làm mọi thứ vì con mình, để con cảm nhận được tình yêu thương tràn đầy.
Ngay cả khi con đã lớn hơn một chút, tôi vẫn quản lý và sắp xếp các chuyện như con mua loại vở và bút nào, quần áo và giày dép nào, kết bạn với ai…
Con không cần nghĩ ngợi gì cả, chỉ cần làm theo những gì tôi yêu cầu.
Nếu con phản kháng, tôi sẽ nói thật nhiều đạo lý cho con nghe, cho đến khi con ngoan ngoãn nghe lời.
Thời gian trôi qua, con dần dần không còn phàn nàn gì nữa mà chỉ im lặng làm theo lời tôi.
Tuy nhiên, đứa con trai được nuôi dạy cẩn thận của tôi lại rất nhút nhát, bị tủi thân, nó sẽ không tìm sự giúp đỡ, mà chỉ khóc nhỏ.
Lẽ ra con nên có quyền tự do bay nhảy, và cần có cả khả năng tránh những xâm hại, nhưng tôi đã lại luôn kìm kẹp thằng bé trong tay, biến sự bảo vệ thành xiềng xích.
Nhân danh tình thương, các bà mẹ sắp xếp, kiểm soát con cái một cách thái quá, bỏ qua mong muốn tự lập của trẻ, mà không biết rằng nó đồng nghĩa với việc lấn chiếm không gian phát triển của trẻ, có hại mà không có lợi.
Chỉ khi người mẹ dám "thả" con, buông con ra, đứa trẻ mới có được sự tự tin lớn nhất trên con đường trưởng thành.
Người dẫn chương trình Vương Phương đã ghi lại quá trình nuôi dạy con gái của mình trong một cuốn sách.
Một lần, con gái của cô bị một bạn nam cùng lớp chế giễu vì mái tóc không được gọn gàng.
Cô bé đã rất tức giận, khi về đến nhà, cô bé đã nhờ mẹ mình liên hệ với mẹ của bạn nam đó để giải quyết sự việc.
Nhưng Vương Phương không đồng ý ngay với con gái mà khéo léo nói với cô bé rằng hãy tự mình giải quyết trước, nếu không được thì khi đó mẹ sẽ giúp.
Được sự khích lệ của mẹ, cô bé đã giải quyết vấn đề một cách suôn sẻ, và còn trở thành bạn tốt của bạn nam đó.
Trước mỗi chuyến đi công tác, Vương Phương đều sẽ nói với con gái, mong con có thể tự làm được nhưng việc như gọi đồ ăn, mua đồ… bởi mẹ còn phải chăm sóc ông bà, vì vậy, con gái cần biết tự chăm sóc bản thân thật tốt.
Ở độ tuổi còn nhỏ như vậy, nhưng cô bé đã có được rất nhiều kỹ năng sinh tồn và kinh nghiệm sống.
Vương Phương nói: "Thay vì cho người ta tri thức có sẵn, chi bằng cho họ phương pháp học được kiến thức."
Điều mà các bà mẹ phải làm là dạy cho trẻ cách câu được con cá mà chúng muốn nhất giữa biển đời.
Trên thực tế, IQ của hầu hết trẻ em đều gần giống nhau, chỉ là ở giai đoạn sau, năng lực của trẻ mới có sự khác biệt lớn, điều này bắt nguồn từ phương pháp giáo dục khác nhau của cha mẹ.
Mẹ có thể cho con nhiều thứ nhưng không thể cho con kinh nghiệm sống, niềm vui, nỗi buồn, thành công và thất bại.
Những đứa trẻ được mẹ nuôi dạy theo kiểu "buông thả" có nhiều cơ hội động miệng, động tay, động chân và động não hơn, nhờ đó chúng có được những cơ hội quý báu để thử sai và trải nghiệm cuộc sống, từ đó sớm tìm ra được hạnh phúc hơn trong tương lai.
03
"Phóng dưỡng" chồng, đàn ông được tin cậy sẽ sống có trách nhiệm hơn
Trong bộ phim "Nửa đời trước của tôi", nhân vật La Tử Quân là một bà nội trợ toàn thời gian, cô luôn rất không yên tâm với người chồng hay phải đi công tác của mình, vì vậy luôn tìm cách để canh chừng chồng.
Một lần, thấy chồng đi mua dây chuyền với đồng nghiệp nữ, cô bất an, lần theo đến tận công ty gây náo loạn, khiến người chồng xấu hổ.
Trong khi sự thật là, chiếc vòng cổ đó là mua cho một khách hàng.
Sau cùng, dù có canh chừng chồng nghiêm ngặt tới đâu, cô cũng không ngăn được chồng tìm kiếm tình yêu mới.
Từ góc độ tâm lý học, một cuộc hôn nhân tốt đẹp đòi hỏi người phụ nữ phải "thả" người đàn ông ở một mức độ thích hợp.
Bởi lẽ bản chất đàn ông có tính hiếu chiến, không thích vâng lời và càng không thích bị kiềm chế, ràng buộc.
Một người đàn ông bị đè nén đến cùng cực luôn phải tìm cách để thoát ra, hoặc là tổn thương chính mình, hoặc là tổn thương người khác, bất kể kết quả như thế nào, đều có thể gây ra tổn thương cho sự hòa thuận và ổn định của gia đình.
Có một câu nói kinh điển như này:
"Đàn ông giống như một nắm cát trong tay, càng nắm chặt thì cát càng chảy nhanh, nếu bạn bình tĩnh nắm giữ, nó ngược lại sẽ yên lặng ở trong tay bạn."
Vì vậy, phụ nữ thông minh sẽ dành cho chồng sự tự do nhất định, tin tưởng lẫn nhau, không tranh cãi những chuyện vặt vãnh và chia sẻ những vấn đề trọng đại.
Tôi đã từng chứng kiến một thống kê xót xa như này: trong giáo dục gia đình, có 50% các ông bố đang "nghỉ phép" trong việc giáo dục con cái.
Ngoài lý do người đàn ông phải kiếm tiền nuôi gia đình, còn có một lý do khác là mẹ cho rằng ba không tỉ mỉ, không dám để ba lo cho cuộc sống và việc học của con.
Thực ra, hãy cho những người cha nhiều cơ hội hơn, cho họ thêm sự tin tưởng và động viên, họ cũng có thể làm rất tốt.
Về vấn đề này, tôi đặc biệt ngưỡng mộ cách làm của cô bạn thân của tôi.
Khi chồng của bạn thân chăm con sẽ xảy ra những sự cố như đi ngược giày, đội nhầm mũ, quên mang bình nước cho con.
Nhưng người bạn đó không bao giờ mắng mỏ chồng mình, thay vào đó, cô ấy dạy chồng phương pháp hay cách làm của cô, nhắc chồng chú ý vào lần sau.
Cô ấy càng không bao giờ có suy nghĩ con mà để chồng chăm sóc thì sẽ không thoải mái, sẽ chịu tủi thân mà không để chồng chăm sóc con.
Với đủ kinh nghiệm thực tế, chồng của người bạn thân đã nhanh chóng trở thành một chuyên gia trong việc nuôi dạy con cái.
Dưới sự dạy dỗ chung của cha mẹ, con trai của họ đã dần trưởng thành thành một cậu bé đầy tự tin và hoạt bát.
Một tiến sĩ Tâm lý học cho biết:
Người cha đóng vai trò là nhiên liệu, thúc đẩy đứa trẻ tiến lên.
Sự trưởng thành của một đứa trẻ không thể tách rời khỏi sự giáo dục của người cha, và sự ổn định của gia đình không thể tách rời khỏi sự tham gia của người chồng.
Phụ nữ thông minh cho người đàn ông của mình một không gian, sự tự do nhất định, đó không phải là thờ ơ không quan tâm mà là đang cho anh ấy sự tin tưởng lớn nhất.
Một người đàn ông được vợ con tin tưởng hết lòng sẽ có động lực vững vàng và có khả năng gánh vác trách nhiệm gia đình tốt hơn.
04
Suzi Lula từng nói: Tôi phát hiện ra rằng khi tôi quan tâm tới chính mình, con cái của tôi sẽ là người nhận được lợi ích.
Sự thay đổi của chính chúng ta là món quà tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể tặng cho con cái mình, đó là sự tự do được là chính mình.
Người mẹ là linh hồn của gia đình, là trụ cột tinh thần của gia đình, cách sống của người mẹ quyết định phần lớn đến chỉ số hạnh phúc của gia đình.
Vì vậy, tôi hy vọng bạn học cách đối xử tốt với bản thân trước, sau đó mới tới việc quản lý gia đình.
Học cách buông tay, bạn sẽ có được sự trưởng thành của đứa trẻ.
Học cách lùi lại, là bạn đang giúp chồng học cách gánh vác trách nhiệm trên vai.
Hãy để các thành viên trong gia đình chữa lành lẫn nhau trong yêu thương và được yêu thương.
Tôi hy vọng các bà mẹ có thể sống là chính mình, soi sáng con đường đời của con cái và cùng sát cánh với một nửa còn lại để tạo nên một gia đình hòa thuận và hạnh phúc.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất