SARS-CoV-2 có thể tạo biến thể nhanh hơn nhiều so với các virus khác

25/02/2022 15:51 GMT+7 | Tin tức 24h

(Thethaovanhoa.vn) - Một nghiên cứu mới do Viện truyền nhiễm và miễn dịch Peter Doherty của Australia đã phát hiện rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể tăng tốc tiến hóa trong thời gian ngắn và tạo ra các biến thể mới nhanh hơn nhiều các virus khác.         

WHO dự báo dịch Covid-19 kéo dài do có thể có thêm biến thể

WHO dự báo dịch Covid-19 kéo dài do có thể có thêm biến thể

Theo bà Soumya Swaminathan, Trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại dịch COVID-19 hoành hành thế giới hơn 2 năm qua vẫn chưa thể kết thúc do có thể sẽ có thêm biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh.

Nghiên cứu, được đăng trên tạp chí Molecular Biology and Evolution (sinh vật về phân tử và sự tiến hóa) ngày 25/2, mô tả "sự bùng nổ đột biến" của virus này trước khi trở lại tỷ lệ đột biến "thông thường".         

Nhà nghiên cứu hàng đầu Sebastian Duchene, tại Đại học Melbourne, và các cộng sự đã nghiên cứu hàng trăm trình tự gene của các biến thể nhằm tìm hiểu cơ chế khiến các biến thể đáng lo ngại (VOC) như Delta hay Omicron xuất hiện.

Chú thích ảnh
Hình ảnh dưới kính hiển vi từ viện y tế quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 được phân lập và xuất hiện trên bề mặt tế bào của một bệnh nhân ở Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông cho biết: "Ban đầu, người ta cho rằng SARS-CoV-2 có thể đột biến theo tỷ lệ tiến hóa thông thường, nhưng trên thực tế virus này có khả năng tăng tốc tạm thời".         

Nghiên cứu đã cho thấy các biến thể thuộc loại VOC như Beta và Delta đã biến đổi nhanh hơn các biến thể trước, chỉ trong vài tuần thay vì vài tháng. Kết quả cũng cho thấy "tỷ lệ thay thế" - tức là số biến thể mới trong mỗi dòng - sẽ biến đổi nhanh hơn 4 lần so với tỷ lệ để tạo ra 4 biến thể VOC trong nghiên cứu trên. Ví dụ, biến thể Delta xuất hiện chỉ trong 6 tuần so với biến thể trước đó.   

Chuyên gia Duchene cho biết thêm rằng các nhân tố như sự chọn lọc tự nhiên mạnh mẽ của COVID-19 nhằm né tránh miễn dịch và mức độ lây lan nhanh, đặc biệt ở những người chưa tiêm phòng, có thể cũng đóng một vai trò trong các giai đoạn diễn ra đột biến nhanh.   

Ông khẳng định các phát hiện trên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì nỗ lực giải trình tự gene nhằm đảm bảo phát hiện sớm các biến thể mới. Ông nói: "Khi virus tiến hóa nhanh như vậy, việc phát hiện sớm sẽ giúp giám sát và ứng phó với virus tốt hơn". Ông cũng cho biết thêm rằng: "Bất cứ điều gì chúng ta có thể làm để giảm virus lây lan sẽ giúp giảm khả năng biến thể mới xuất hiện".

Bích Liên/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm