05/04/2017 14:32 GMT+7 | Thế giới
(Thethaovanhoa.vn) - Muốn có có thái độ đúng đắn về tiền bạc, cha mẹ đừng bao giờ mắc phải những sai lầm này khi dạy con.
Nói dối là không có tiền
Khi con muốn mua một món đồ gì đó trong khi bạn thì không, bạn sẽ làm cách nào để từ chối? Các chuyên gia đã chỉ ra rằng: lúc này, cha mẹ thường xuyên nói dối, kiểu như: “Mẹ không có tiền”, “Nhà mình nghèo lắm, không có tiền mua”.
Điều này tưởng như vô hại thế nhưng, thực sự thì nhiều trẻ sẽ phát hiện ra rằng: bố mẹ đang nói dối vì rõ ràng trong túi bố mẹ đang có tiền, thậm chí, theo quan điểm của chúng là rất nhiều tiền. Vậy phải trả lời trẻ thế nào?
Đơn giản thôi, hãy trung thực bằng câu trả lời: “Mẹ có tiền nhưng mẹ không mua đâu. Nó quá đắt/Con đã có quá nhiều đồ chơi rồi”, hoặc: “Mẹ có tiền, nhưng tiền này còn để mua thịt, cá, đóng tiền học cho con…”.
Không định hướng cách chi tiêu cho bé
Với các gia đình có điều kiện, nhiều người vẫn có thói quen chiều theo những đòi hỏi của con. Điều này sẽ khiến bé hiểu rằng: cha mẹ mình có tiền và mình muốn mua gì cũng được. Vì thế, bé không học được thói quen tiết kiệm cũng như cân đối chi tiêu.
Trong khi đó, nếu bạn buộc bé phải lựa chọn: hoặc cái này, hoặc cái kia, bé sẽ dần định hướng được cách chi tiêu và cách phán đoán xem cái nào mới thực sự cần thiết.
Bố mẹ không thống nhất cách dạy con chi tiêu
Thông thường, trong gia đình, mẹ sẽ là người chi tiêu chặt hơn và bố sẽ thoáng hơn. Nhiều bé sẽ nhận ra điều này và nếu không xin được mẹ, các bé sẽ ra xin bố mẹ. Đặc biệt, nếu sống cùng với ông bà thì rất có khả năng ông bà sẽ là "nguồn tài chính dồi dào" của trẻ.
Chính vì thế, nếu muốn trẻ học được cách tiêu tiền, cả gia đình sẽ phải thống nhất quan điểm dạy dỗ trẻ, tránh tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
Thu Phương
Tổng hợp
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất