Argentina thử nghiệm lâm sàng thuốc COVID-19 từ huyết thanh ngựa

26/07/2020 12:45 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, ngày 25/7, Công ty công nghệ sinh học Inmunova (Argentina) thông báo Cục Quản lý dược phẩm, thực phẩm và công nghệ y tế (ANMAT) nước này đã cho phép tiến hành thử nghiệm lâm sàng từ tuần tới loại thuốc chống bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được bào chế từ huyết thanh ngựa.

Dịch COVID-19: Thế giới ghi nhận hơn 16 triệu ca mắc bệnh, 647.353 ca tử vong

Dịch COVID-19: Thế giới ghi nhận hơn 16 triệu ca mắc bệnh, 647.353 ca tử vong

Theo thông tin cập nhật trên trang worldmeters.info đến 6h00 sáng nay theo giờ Hà Nội, thế giới đã ghi nhận 16.171.030 ca mắc COVID-19, trong đó có 647.353 ca tử vong và 9.870.110 ca đã bình phục. Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực trên thế giới.

Theo đó, thử nghiệm lâm sàng trên người bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ được thực hiện tại 14 trung tâm y tế ở khu vực thủ đô Buenos Aires và tỉnh Buenos Aires, nơi tập trung 90% các trường hợp nhiễm COVID-19 tại Argentina.

Chú thích ảnh
Người dân chạy bộ thể dục trên phố ở Buenos Aires, Argentina ngày 20/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Các nhà khoa học từ công ty Inmunova và Đại học Quốc gia San Martín (UnSam) bào chế loại thuốc đầu tiên điều trị bệnh COVID-19 tại Argentina bằng cách tiêm protein đã được tái tổ hợp của virus SARS-CoV-2 lên ngựa, giúp tạo ra trong huyết tương ngựa một số lượng lớn các kháng thể trung hòa có khả năng ngăn chặn virus xâm nhập vào các tế bào.

Sau khi chiết xuất huyết tương, các nhà khoa học tinh chế và xử lý các kháng thể này thông qua một quy trình công nghệ sinh học để đảm bảo thu được kháng thể có độ tinh khiết cao và an toàn.

Trưởng nhóm nghiên cứu Fernando Goldbaum cho biết huyết thanh được dùng để sản xuất thuốc cung cấp các kháng thể trung hòa cho những bệnh nhân mắc COVID-19, giúp vô hiệu hóa virus và ngăn ngừa bệnh phát triển. Kết quả từ các thí nghiệm trong ống nghiệm cho thấy huyết thanh này có khả năng vô hiệu hóa yếu tố gây bệnh cao gấp 50 lần so với huyết thanh của bệnh nhân hồi phục sau khi mắc COVID-19.

Ngọc Tùng - TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm