17/12/2016 11:06 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 16/12, Chính phủ Ấn Độ thông báo Ấn Độ và Nga đang cùng phát triển một loại tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos có tầm bắn xa hơn 300km.
Theo Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Ấn Độ Subhash Bhamre do New Dehli đã tham gia Cơ chế kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) nên Nga và Ấn Độ đã nhất trí nâng tầm bắn của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos lên quá 300 km.
Tên lửa BrahMos, do Ấn Độ và Nga cùng phát triển, được xem là tên lửa hành trình siêu thanh duy nhất trên thế giới. Tên lửa này lần đầu tiên được phiên chế cho Hải quân Ấn Độ trong năm 2005. Trước đó, do cơ chế hạn chế công nghệ tên lửa, hai nước phải giữ tầm bắn của tên lửa trong phạm vi 300 km.
Sức mạnh của BrahMos
Theo Wikipedia, BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất. Nó được phát triển dựa trên sự hợp tác nghiên cứu giữa NPO Mashinostroeyenia của Nga và tổ chức nghiên cứu và phát triển bộ quốc phòng của Ấn Độ với dự án BrahMos Aerospace Private Limited (mở rộng tầm hoạt động của BrahMos trên không).
Tên lửa BrahMos trong một lần phóng thử nghiệm
BrahMos được tuyên bố là có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt nước với độ cao thấp hơn 10 m. Nó có thể đạt vận tốc 2,8 Mach và có tầm hoạt động tối đa là 290 km (theo phiên bản chưa phát triển).
BrahMos không có đối thủ Nhà khoa học Sivathanu Pillai, Trưởng bộ phận nghiên cứu và phát triển tên lửa siêu thanh BrahMos thuộc Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho rằng trong vòng 20 năm tới không có tên lửa nào có thể đánh chặn được BrahMos, loại tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình duy nhất trên thế giới và là biểu tượng sức mạnh quân sự của Ấn Độ. |
Mẫu tên lửa phóng từ tàu được gắn đầu đạn 200 kg còn mẫu phóng từ máy bay (BrahMos A) có thể mang đầu đạn 300 kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm hai giai đoạn, một là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó trong quảng đường dài.
Hệ thống dẫn khí của tên lửa sẽ làm cho việc đốt cháy nhiên liệu lỏng của động cơ hiệu quả hơn khiến cho BrahMos có thể bay xa hơn các tên lửa khác có cùng kích cỡ đốt nhiên liệu một cách thông thường.
Với tốc độ cao BrahMos có thể dễ dàng đâm xuyên qua mục tiêu hơn các loại tên lửa hạng nhẹ bay dưới tốc độ âm thanh khác như tên lửa Tomahawk. Với trọng lượng gấp đôi và nhanh hơn bốn lần tên lửa Tomahawk, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần tên lửa Tomahawk khi đâm vào mục tiêu. Tuy nhiên BrahMos sử dụng đầu đạn nặng chỉ bằng 3/5 tên lửa Tomahawk và tầm bay ngắn hơn nhiều vì thế chỉ thích hợp trong việc tác chiến nhanh và gần (trong tầm hoạt động của tên lửa).
Dù mục đích chính của BrahMos là tên lửa chống tàu nhưng nó cũng có thể dùng để đánh vào các mục tiêu cố định trên đất liền. Nó có thể được phóng thẳng đứng hay nghiên và có thể bẻ một vòng 360 độ.
Mô hình trạm phóng tên lửa BrahMos lưu động
BrahMos có thể phóng từ đất liền, trên tàu, trên không hay thậm chí bởi tàu ngầm hay bệ phóng dưới mặt nước. Mẫu phóng từ trên không có một bộ phận gia tốc nhỏ (để đẩy tên lửa bay cùng vận tốc với máy bay trước khi khích hoạt động cơ đẩy chính) và thêm một số đuôi định hướng để giữ ổn định trong khi phóng. BrahMos được thiết kế cơ bản có thể gắn trên Su-30MKI.
Các nước đang phát triển tên lửa hành trình siêu thanh
Bay với vận tốc ít nhất gấp 5 lần tốc độ âm thanh (Mach 5), vũ khí tấn công siêu thanh được giới chuyên gia quân sự nhận định có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa ở thời điểm hiện tại. Trên thế giới, không chỉ có Mỹ thực hiện chương trình phát triển vũ khí tấn công siêu thanh, mà Nga và Trung Quốc cũng đang theo đuổi chương trình đầy tham vọng và tốn kém này.
Ở lĩnh vực này, các thông tin về chương trình phát triển tên lửa hành trình mới của Mỹ rất rõ ràng. Trong vài năm qua, Mỹ đã theo đuổi việc phát triển tên lửa X-51 Waverider với lời quảng cáo có khả năng đạt vận tốc Mach 5+.
Tuy nhiên, vận tốc này chỉ đạt được ở độ cao 1.100km. X-51 có thể phù hợp trang bị trên máy bay ném bom B-2 và máy bay chiến đấu F-35. Lầu Năm góc dự tính, X-51 có thể được đưa vào trang bị vào đầu những năm 2020.
Tên lửa hành trình siêu thanh có thể nói là lĩnh vực Nga có nhiều kinh nghiệm phát triển hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, các dự án phát triển tên lửa siêu thanh mới của Nga dù có nhiều tính năng nổi bật, nhưng lại rất ít thông tin công khai.
"Hiện tại, rất khó có thể nói Nga đang dẫn trước Mỹ trong lĩnh vực tên lửa hành trình siêu thanh thế hệ mới. Có thể thấy rõ, họ cũng đang trong quá trình phát triển sản phẩm và vũ khí này chỉ được trang bị không trước những năm giữa thập kỷ 2020.
Ngoài ra, sự khan hiếm thông tin liên quan cũng là rào cản để đưa ra đánh giá Nga đang ưu thế hơn", chuyên gia Konstantin Bogdanov bình luận.
Mới đây, Nga đã công bố thông tin về thế hệ tên lửa hành trình siêu thanh mới mang tên Zircon, nhưng nhiều thông tin cụ thể liên quan tới dòng vũ khí này không được tiết lộ.
"Zircon vẫn đang trong quá trình phát triển. Quân đội Nga dự kiến sẽ hoàn thiện nó vào cuối thập kỷ này và trang bị trước tiên trên các tuần dương hạm nguyên tử thuộc Đồ án 1144", ông K. Bogdanov nói.
Liên quan tới lĩnh vực này, hiện không có bất kỳ thông tin nào liên quan tới chương trình phát triển tên lửa hành trình mới của Trung Quốc được công bố. Tuy nhiên, giới thạo tin nhận định, Bắc Kinh đang âm thầm phát triển dòng vũ khí của tương lai này.
Tổng hợp từ TTXVN/QĐND/Wikipedia
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất