Con tính của HLV Miura

28/09/2015 11:40 GMT+7 | Các ĐTQG

(Thethaovanhoa.vn) - So với thông lệ quốc tế, 10 ngày chuẩn bị cho 1-2 trận đấu thuộc khuôn khổ vòng loại các giải đấu lớn là hơi dài, nhưng với truyền thống của các ĐTQG Việt Nam, quỹ thời gian tập trung, chưa bao giờ là đủ. Thậm chí trước mỗi kỳ SEA Games hay AFF Cup, các đội tuyển luôn có khoảng 3 tháng để chuẩn bị.

Với các HLV,  thời gian đích thị là vàng, bởi nó cho họ cơ hội lắp ghép đội hình, cũng như vận hành thử nếu có thêm các trận đấu hoặc giải đấu giao hữu. Sau khi chứng kiến chiến thắng thiếu thuyết phục trước Đài Loan (Trung Quốc) ở lượt trận thứ 2 bảng F, tuy là HLV Miura chưa đưa ra lời giải thích chính thống nào, nhưng một bộ phận đồng nghiệp người bản địa, đã tỏ ý chia sẻ.

"Với chỉ 3-4 ngày gom quân trước khi bước vào trận đấu chính thức là không đủ để HLV Miura rèn giũa các vũ khí chiến thắng. Tôi cho rằng, dư luận đã có phần khắt khe với ông ấy, khi chỉ trích quá nặng nề. Cần chắc rằng ĐT Việt Nam đã thắng để níu lại cơ hội tiến sâu và đó là mục đích cuối cùng một HLV hướng tới", cựu trợ lý HLV các ĐTQG, Nguyễn Văn Sỹ cho biết.


HLV Miura đặt mục tiêu thắng Iraq và Thái Lan. Ảnh: Thanh Hà

Trong khi đó, đồng nghiệp của Văn Sỹ là Phan Thanh Hùng cho rằng, trong bóng đá, rất khó để cầu toàn. Ông Hùng nói: "Chúng tôi đã có những trận thắng đầy may mắn và không hiểu tại sao mình lại thắng, thì cũng phải chấp nhận những trận thua kiểu như thế. Thắng mà như bại, nhưng bại không thể như thắng được, bởi chiến thắng cho bạn 3 điểm hoặc danh hiệu. Điều quan trọng là HLV phải xác định được mình đang làm gì và theo đuổi cái gì".

Dài dòng như thế để thấy rằng, HLV Miura có đủ điều kiện cần cho 2 trận đấu cực kỳ quan trọng với Iraq và Thái Lan tới đây, đấy là quỹ thời gian tập luyện, ráp đội hình và ôn bài. Bên cạnh đó, với một đội hình tương đối ổn định, từng chinh chiến qua nhiều trận đấu, giải đấu khác nhau, học trò ông Miura cũng sẽ không bỡ ngỡ với các bài tập, miếng đánh nữa.

Vậy nên, nếu đội bóng tiếp tục chỉ thể hiện một bộ mặt hời hợt, thiếu sức sống và thiếu cả mảng miếng, thì đó có thể là giới hạn của thuyền trưởng. Một HLV tốt có thể giúp năng lực chinh phục của đội bóng tăng lên mươi phần, nhưng một ông thầy tồi, có thể giảm thiểu sức mạnh của đội mà con số rất khó đong đếm.

Bằng với thời gian và cơ hội thử lửa ở rất nhiều các cấp độ ĐTQG, rất nhiều hạng mục giải đấu lớn nhỏ, HLV Miura chưa cho thấy mình là một HLV tốt. Thậm chí có ý cho rằng, thuyền trưởng người Nhật Bản đã kịch trần năng lực huấn luyện rồi. Nhưng VFF không nghĩ thế hoặc nữa, họ không giám thay đổi hay ít nhất là hối thúc, bởi sợ lại rơi vào một Letard thứ 2?!

Bất luận thế nào, HLV Miura sẽ phải biết rõ nhất mình đang làm gì, chứ không hẳn là theo đuổi thứ gì, nếu không phải một công việc ổn định thay vì thất nghiệp. Các trận đấu vòng loại với 2 đối thủ cứng cựa tới đây có thể là giới hạn của sự kiên nhẫn. Một nền bóng đá thuê thầy ngoại về đánh trận, chắc chắc đòi hỏi về thành tích phải là ưu tiên số một và nó cũng có liên đới đến nhiều cái ghế khác. Hay mà hay thua cũng chẳng để làm gì.

Nguyệt Bàn
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm