25/05/2013 16:01 GMT+7 | Thể thao
(Thethaovanhoa.vn) - Đêm nay, hàng ngàn người hâm mộ từ nước Đức sẽ đổ về nơi được coi là căn nhà của bóng đá Anh, SVĐ Wembley. Và đó cũng là quê hương của bóng đá Đức.
Sân Wembley đã sẵn sàng cho đại chiến của người Đức
“Bóng đá đã về nhà” chính là tiêu đề trên trang bìa của tờ Sueddeutsche Zeitung (Đức) hồi đầu tháng 5, sau khi Bayern Munich đánh bại Barcelona để thiết lập trận chung kết trên sân Wembley cùng với Dortmund.
Nhập khẩu bóng đá
Trong những năm 1890, HLV thể dục dụng cụ và là giáo viên yêu nước Karl Planck thiết lập một chiến dịch chống lại thứ gọi là “bệnh Anh”. Khi đó, người Đức chơi một trò chơi mới nhập khẩu từ nước Anh, có tên là bóng đá.
Planck lên án bóng đá, coi nó là “xấu xí và biến thái”. Bản thân ông muốn người Đức sẽ trung thành với thể dục dụng cụ, vốn được cho là tốt hơn cho thanh niên ở quốc gia này bởi nó phù hợp với tiêu chí đăng ký nghĩa vụ quân sự. Nhưng hàng ngàn người Đức kéo đến Wembley vào ngày thứ Bảy này sẽ chứng minh rằng Planck thất bại và môn thể thao có nguồn gốc từ Anh đã chiến thắng.
Ảnh hưởng của thể thao Anh tới Đức trong thế kỷ 19 rất rõ rệt. Nhiều đội bóng ban đầu của Đức thể hiện sự tôn kính với nguồn gốc của bóng đá khi chọn những cái tên như Britannia Berlin. Nhưng dần dần khi trò chơi trở nên phổ biến ở Đức, những cái tên trở nên độc lập và xu hướng dân tộc chủ nghĩa hơn chẳng hạn như Germania Berlin hay Borussia Dortmund là tên được đặt tên theo nhà máy bia địa phương.
Trở về “đất mẹ”
Niềm tin của tuyển Anh vào nền bóng đá lâu đời của mình được hồi sinh bằng chiến thắng trước Tây Đức trong trận chung kết World Cup 1966. Nhưng rồi sau thất bại của Anh trong năm 1972, HLV người Đức Helmut Schoen đã nói rằng nước Anh “dường như đang đứng yên trong thời gian” trong khi nước Đức bây giờ “tốt hơn nhiều về mặt kỹ thuật”.
Dần dần, theo xu thế, bóng đá ngày nay khiến người Anh cảm giác rằng đất nước của họ đã thực sự tụt lại phía sau người Đức về mặt kỹ thuật và kinh tế. Những năm 1970, người Đức vẫn luôn ước ao các trận đấu và SVĐ của họ được như Anh nhưng giờ mọi chuyện đã khác. Cũng như nhiều chính trị gia người Anh ngưỡng mộ ngành công nghiệp Đức, người hâm mộ bóng đá Anh ghen tị đối với các câu lạc bộ Đức.
Ở Đức, người hâm mộ có ảnh hưởng nhiều hơn, giá vé thấp hơn. Phạm vi của bóng đá Đức trong khung các tờ báo giấy của Anh cũng đã thay đổi. Tờ Sun (Anh) số ra gần đây giật tít rằng Wembley đang chuẩn bị cho “cuộc xâm lược lớn của người anh em họ Anglo-Saxon của chúng tôi”, một cách ví von pha chút thán phục.
Cẩm Oanh
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất