26/05/2022 14:47 GMT+7 | Thời tiết
Do vậy chính quyền các cấp và người dân cần phải tiếp tục đề phòng nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét và và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp; cần lưu ý thời kỳ cao điểm mưa bão đang đến nên phải có những biện pháp chủ động ứng phó ngay từ bây giờ.
Từ tháng 6-9/2022, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm. Từ khoảng tháng 10-11/2022, khu vực ven biển Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, lượng mưa có xu hướng gia tăng, cảnh báo nguy cơ xảy ra mưa, lũ dồn dập tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung.
Từ chiều tối 26/5 đến đêm 28/5, mưa ở Bắc Bộ có khả năng tăng trở lại, tập trung ở khu vực Tây Bắc. Các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, lượng mưa phổ biến 20-50mm/ngày. Ngày 29-30/5, mưa dông xảy ra chủ yếu vào chiều tối ở các khu vực kể trên.
Mưa lớn gây thiệt hại tại nhiều khu vực
Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh từ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ theo dõi sát tình hình mưa lũ, sạt lở đất... để chủ động ứng phó, đồng thời tập trung vào việc khắc phục hậu quả thiên tai để sớm ổn định cuộc sống người dân.
Theo báo Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, tính đến 8 giờ ngày 26/5, mưa lớn, sạt lở đất, sét đánh và ngập tại các tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi đã làm 6 người chết (Tuyên Quang: 2, Hòa Bình: 1 , Quảng Ngãi: 1, Điện Biên: 1, Sơn La: 1) và 6 người bị thương (Tuyên Quang: 4, Điện Biên: 1, Sơn La:1); có 404 nhà hư hỏng (Hà Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Cao Bằng, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An).
Mưa lớn đã làm ngập 27.987 ha lúa, hoa màu (Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hóa); 853ha thủy sản; 13.706 con gia súc, gia cầm bị chết.
Theo phóng viên TTXVN tại các địa phương, mưa lớn, sạt lở đất, ngập cục bộ đã gây thiệt hại tại nhiều khu vực.
Sau nhiều ngày mưa lớn trên diện rộng, sáng 25/5, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xảy ra sạt lở ta-luy dương, gây ách tắc giao thông cục bộ trong nhiều giờ.
Cụ thể, tại tuyến đường từ xã Thu Lũm đi cửa khẩu U Ma Tu Khoòng, huyện Mường Tè xuất hiện 4 điểm sạt lở tại km 19+300, km 19+600, km 20+950 và km 21+450, với tổng chiều dài hơn 150m. Tại các vị trí sạt lở, đá, bùn đất tràn xuống mặt đường, gây ách tắc giao thông.
Tại km 8+300, Tỉnh lộ 127, thuộc địa phận xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn; km 17+230, Tỉnh lộ 128 thuộc bản Làng Mô, xã Làng Mô và km51+040, Tỉnh lộ 133 thuộc địa phận bản Hua Cuổi, xã Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ đã xuất hiện sạt lở ta-luy dương, làm bùn, đất đá tràn ra đường dài khoảng 100m, gây ách tắc giao thông trên tuyến trong nhiều giờ. Sạt lở cũng xảy ra tại km46+450, địa phận bản Hua Sỏ, xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên.
Tại Điện Biên, khoảng 23 giờ ngày 24/5, đất đá vùi lấp vào nhà làm cháu Thào Minh Cường 9 tuổi tử vong (bản Huổi Toóng 2, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà). Cũng trong đêm 24/5, đất đá sạt lở tràn vào nhà khiến chị Hồ Thị Dung (sinh năm 1999, trú tại bản Huổi Toóng 2, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà) bị thương.
Đất đá sạt lở cũng vùi lấp hoàn toàn nhà ở của gia đình anh Thào A Ve (bản Huổi Toóng 2, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà); 5 hộ khác cùng bản nằm trong vùng bị sạt lở, nguy cơ ảnh hưởng đến nhà ở.
Hiện chính quyền địa phương đã và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp, giúp đỡ người dân tiếp tục ứng phó với thời tiết nguy hiểm, khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống và sản xuất.
Thắng Trung/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất