Thổi phồng mối quan hệ với Huawei, nữ Giáo sư ĐH danh giá bị vạch trần thêm một ‘vai diễn’ thành công suốt 20 năm: ‘Tôi chỉ là nạn nhân’

03/01/2023 15:30 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Được truyền thông gọi với danh xưng “cố vấn Huawei”, Trần Xuân Hoa ngày càng nổi tiếng, thậm chí từng bán khoá học 3 ngày với giá hơn 300 triệu đồng. Tuy nhiên, phía Huawei đã phủ nhận mối quan hệ với người phụ nữ này.

"Vầng hào quang" của nữ Giáo sư giỏi kinh doanh

Trần Xuân Hoa là nữ Giáo sư, doanh nhân nổi tiếng, nắm giữ nhiều vị trí quan trọng như Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Quốc tế Bắc Kinh (BiMBA) thuộc Đại học Bắc Kinh, Giáo sư kiêm Cố vấn Tiến sĩ tại Trường Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc, và Giáo sư thỉnh giảng tại Trường Kinh doanh Đại học Quốc gia Singapore.

Giáo sư Trần từng cứu thua cho nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Chỉ trong vòng 3 năm, với tư cách Chủ tịch, Trần Xuân Hoa đã biến Shandong đang trên bờ vực phá sản trở thành 1 trong 500 công ty hàng đầu ở Trung Quốc.

download (9).jfif

Chân dung Trần Xuân Hoa, Ảnh: 163

Năm 2013, Lưu Vĩnh Hảo, một trong những tỷ phú giàu nhất Trung Quốc bất ngờ từ chức Chủ tịch tập đoàn New Hope. Cô con gái bí ẩn 33 tuổi của ông là Lưu Thiên Mỹ trở thành Chủ tịch mới và Trần Xuân Hoa cũng xuất hiện với tư cách đồng Chủ tịch kiêm CEO. 

Trước đó, Lưu Vĩnh Hảo đã bỏ ra rất nhiều tiền sau khi nghe đến danh tiếng của Trần Xuân Hoa nhưng bà từ chối vì muốn tập trung cho giảng dạy, nghiên cứu. Có thông tin rằng Lưu Vĩnh Hảo phải mời đến 3 lần giáo sư Trần mới đồng ý về New Hope nhận chức.

Dưới sự lãnh đạo của Trần Xuân Hoa, New Hope thoát khỏi vũng lầy thua lỗ, đạt lợi nhuận ròng 515 triệu nhân dân tệ phân bổ cho công ty mẹ vào quý 1 năm 2015, tăng 81,98% so với cùng kỳ năm ngoái. New Hope cũng phát triển hơn 600 công ty con trên khắp thế giới, hơn 135.000 nhân viên và doanh thu hàng năm cao hàng đầu Trung Quốc. 

U508P4T426D206462F16470DT20130523091605.jpg

Lưu Thiên Mỹ và Trần Xuân Hoa. Ảnh: ST

Ngoài New Hope và Shandong, Trần Xuân Hoa cũng đóng vai trò cố vấn, CEO, chủ tịch nhiều công ty khác. Từ năm 2015- 2018, bà Trần nằm trong danh sách 25 nữ lãnh đạo doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc do tạp chí Fortune bình chọn. 

Sự nổi tiếng của Trần Xuân Hoa có thể thấy rõ qua việc từng có 50.000 người đăng ký tham gia 1 khóa học dạy kinh doanh của bà. Bà cũng viết sách và xuất bản 30 cuốn sách trong 20 năm. Đầu năm 2022, một khóa học 3 ngày của giáo sư Trần được mở bán với giá 100.000 NDT (hơn 300 triệu đồng)

“Vai diễn” thành công suốt 20 năm

Trình độ học vấn của Trần Xuân Hoa được chú ý sau khi Tập đoàn Công nghệ Huawei lên tiếng phủ nhận những tuyên bố của nữ Giáo sư về việc có mối quan hệ với tập đoàn và nhà sáng lập Nhậm Chính Phi.

Cụ thể, Huawei cho biết hơn 10.000 bài báo trên mạng về nhưng bình luận của bà Trần liên quan đến Huawei và thông tin bà từng có cuộc gặp với ông Nhậm, cũng như vai trò “cố vấn” của Trần Xuân Hoa đều là sai sự thật. 

“Huawei không biết cô ấy và cô ấy không thể nào hiểu Huawei”, phía Huawei tuyên bố.

Trước đó, trong một bài báo đầu năm 2017, Trần Xuân Hoa đã nhắc tới cuộc gặp với Nhậm Chính Phi và việc ông Nhậm là người lái xe đến đón bà cùng các giáo sư khác. Chính việc này đã khiến truyền thông gắn Trần Xuân Hoa với danh xưng “cố vấn Huawei”, đem lại cho giáo sư Trần sự chú ý và lợi nhuận từ việc bán khoá học.

download (8).jfif

Trần Xuân Hoa cho biết đã có cuộc gặp với Nhậm Chính Phi. Ảnh: 163

Trần Xuân Hoa có phản hồi rằng phần lớn những bài báo viết về bà và mối quan hệ với Huawei đều không do bà viết, và Tập đoàn Huawei là một phần trong công việc nghiên cứu của bà.

Sóng gió không dừng lại ở đó. Cuối tháng 7/2022, Trần Xuân Hoa đối mặt với nhiều nghi vấn về trình độ học vấn sau khi tấm bằng Tiến sĩ của người phụ nữ bị phát hiện được một trường đại học không có giấy phép hoạt động cấp cách đây 20 năm.

Theo SCMP, bà Trần lấy bằng Tiến sĩ quản trị kinh doanh (DBA) từ Đại học châu Âu ở Ireland vào năm 2001. Nhưng trên thực tế, trường đại học này không có trang web và cũng không nằm trong danh sách 25 trường đại học ở Ireland đủ tiêu chuẩn được Bộ Giáo dục Trung Quốc công nhận.

Còn theo báo cáo của tờ The Irish Times vào năm 2011, trường “đại học” tự xưng này hoạt động mà không được cấp phép chính thức theo địa chỉ ở thành phố Dublin, và cũng không có văn phòng. 

Nhiều người cho rằng Trần Xuân Hoa nổi tiếng bằng năng lực của mình, nhưng bằng cấp giả vẫn mãi là “vết nhơ” khó tha thứ. “Nếu một người khai man trình độ học vấn của mình, đó vừa là một cách cơ hội để tránh cạnh tranh, vừa là sự nhạo báng những nỗ lực và cố gắng của người khác", một người để lại bình luận.

Nếu không có bằng Tiến sĩ giả, liệu Trần Xuân Hoa có thể thuận lợi tiến lên các vị trí như bây giờ hay không? Câu trả lời là không, bởi học vấn vẫn là bước đệm đầu tiên, không có “viên gạch” này thì cánh cổng mở ra những cơ hội Trần Xuân Hoa cũng khó vào được.

download (10).jfif

Sự việc của bà Trần một lần nữa khơi dậy cuộc tranh luận về sự thiếu trung thực trong học thuật, một vấn đề nghiêm trọng diễn ra trong suốt nhiều năm qua ở Trung Quốc và những năm gần đây được truyền thông nước này thường xuyên đưa tin.

Người phụ nữ này đã lên một bức thư ngỏ phản hồi về vấn đề trình độ học vấn, cho biết mình là “nạn nhân” vì sau khi nhận bằng Tiến sĩ, Trung Quốc mới ra quy định về hợp tác nước ngoài. Khi đó Trần Xuân Hoa mới biết bằng cấp của mình không được công nhận. Trước khi gia nhập Đại học Bắc Kinh, Trần Xuân Hoa cũng thông báo trung thực về việc không được cấp bằng tiến sĩ. Bà cũng bày tỏ sự hối hận và xin lỗi trong bức thư ngỏ về những rắc rối gây ra cho Huawei. 

Tuy vậy, sự nghiệp và danh tiếng gây dựng suốt 20 năm của Trần Xuân Hoa bị huỷ hoại. Đại học Bắc Kinh ngay sau đó nói rằng họ nhận được đơn từ chức và tuyên bố chấm dứt hợp đồng lao động với người phụ nữ này. 

Giáo sư tâm lý Đại học Harvard: 4 kiểu gia đình dễ nuôi dạy ra những đứa trẻ EQ thấp, kiểu thứ 3 đáng sợ nhất!


Phương Linh (Theo The Paper, Toutiao)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm