Thời gian sau 6 giờ tối quyết định giàu - nghèo: Người lười xả hơi, người khôn dốc sức làm 2 việc!

19/04/2023 14:35 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Điểm khiến một bộ phận người vừa cho ra được hiệu quả công việc vừa vẫn có thể dành thời gian cho những trách nhiệm khác đó là họ biết tận dụng và quản lý ngày làm việc của mình một cách hiệu quả.

Lấy hoàng hôn làm đường phân chia:

Có người ban ngày làm kỹ sư, ban đêm viết cuốn "Tam thể" dài hơn 800.000 chữ.

Một số người bán quần áo online vào ban ngày và dịch các tác phẩm tiếng Ý vào ban đêm.

Trong khi đại đa số chúng ta sau một ngày làm việc mệt mỏi đều muốn được ngả lưng trên chiếc ghế sofa sau khi tan sở.

Ai đã có gia đình riêng thì đón con tan học, nấu cơm, dạy kèm bài vở... Từng việc một, 12h đêm mới xong.

Trên thực tế, ai cũng đều có những trách nhiệm phải gánh, nhưng điểm khiến một bộ phận người vừa cho ra được hiệu quả công việc vừa vẫn có thể dành thời gian cho những trách nhiệm khác đó là họ biết tận dụng và quản lý ngày làm việc của mình một cách hiệu quả. Đây vừa hay là điểm khiến họ bứt phá so với những người bận rộn một cách mù quáng.

Vậy liệu có phương pháp nào giúp tạo ra một ngày làm việc hiệu quả dù chỉ bỏ ra một nửa công sức? Chăm chăm vào quản lý thời gian trong ngày thôi liệu có đủ? Trong một cuốn sách có tên "Suy nghĩ ngoài nơi làm việc", tác giả Scott Young có chia sẻ cách làm việc hiệu quả rất có giá trị tham khảo.

Thời gian sau 6 giờ tối quyết định giàu - nghèo: Người lười xả hơi, người khôn dốc sức làm 2 việc!  - Ảnh 1.

01

Thay vì quản lý thời gian, hãy quản lý nhiệm vụ

Dùng việc hoàn thành khối lượng công việc để đo lường hiệu quả công việc trong ngày thay vì thời gian.

Trên thực tế, đối với một số công việc sáng tạo, quản lý thời gian là một mệnh đề sai lầm.

Vì khi cảm hứng bùng phát, bạn có thể sáng tạo trong vài giờ, thay vì giống như một số công việc máy móc, trói buộc sản lượng thông qua hiệu quả thời gian.

Có hai việc cần làm: Mục tiêu hôm nay và Mục tiêu tuần này.

1. Lập danh sách các nhiệm vụ cho ngày hôm sau vào mỗi tối và các mục việc cần làm xuất phát từ mục tiêu của tuần này.

2. Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ trong danh sách, lịch trình sẽ được kết thúc thành công (tuyệt đối đừng thêm nhiệm vụ bổ sung cho bản thân).

3. Vào cuối tuần, hãy chuẩn bị danh sách việc cần làm cho tuần tới.

Quy tắc thứ hai, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tuyệt đối đừng thêm nhiệm vụ bổ sung.

Khi các nhiệm vụ được thêm vào, hệ thống mục tiêu hàng ngày này sẽ mất đi ý nghĩa và tiềm thức sẽ tự động bắt đầu sự trì hoãn.

Giống như con gái của đồng nghiệp, mỗi lần làm bài tập đều rất khó khăn, khi được hỏi vì sao lại làm chậm như vậy, cô bé đáp: "Làm nhanh cũng không có ích gì ạ, dù sao thì mẹ cháu cũng sẽ lại cho cháu thêm bài tập mới."

Đặt mục tiêu hàng tuần là để ngăn bản thân trì hoãn những công việc mà bản thân không thích.

Chẳng hạn, khi tôi đặt mục tiêu hàng ngày, tôi luôn viết những gì tôi muốn làm vào danh sách, và cũng sẽ vô thức trì hoãn vô thời hạn những gì mình không muốn làm, cuối cùng, tới ngày bắt buộc phải làm, tôi sẽ làm cho có.

Một trong những điều yêu thích của tôi về phương pháp đặt mục tiêu hàng ngày/hàng tuần là nó cho phép bạn giải trí mà không cảm thấy tội lỗi.

Bởi lẽ, nếu cứ sắp xếp công việc một cách mù quáng, ngay cả trong thời gian nghỉ ngơi tôi cũng sẽ khó có thể thư giãn, tôi sẽ luôn nghĩ rằng còn vô số công việc cần làm đang chờ đợi mình, cả thể xác lẫn tinh thần đều sẽ không yên.

Tuy nhiên, nếu các giai đoạn được chia theo số lượng nhiệm vụ công việc:

Nếu buổi sáng hoàn thành mục tiêu trong ngày thì buổi chiều và buổi tối có thể tùy ý sử dụng, dành thời gian cho gia đình chẳng hạn.

Bốn ngày để hoàn thành các nhiệm vụ cần thiết trong một tuần, ba ngày còn lại có thể vui chơi thoải mái, chẳng hạn như lên kế hoạch cho một chuyến đi ngắn, mà không cảm thấy tội lỗi.

Bởi lẽ trong lòng chúng ta biết rất rõ rằng nhiệm vụ giai đoạn này đã hoàn thành, nhiệm vụ giai đoạn tiếp theo sẽ ở tuần sau, hoàn toàn không cần lo lắng gì cả.

Thời gian sau 6 giờ tối quyết định giàu - nghèo: Người lười xả hơi, người khôn dốc sức làm 2 việc!  - Ảnh 2.

02

Quản lý năng lượng thay vì quản lý thời gian

Ý tưởng thay thế quản lý thời gian bằng quản lý năng lượng xuất phát từ cuốn sách "Quản lý năng lượng" do Jim Loehr và Tony Schwartz đồng tác giả.

Hãy nghĩ về vô số khoảnh khắc nằm trên ghế sofa và lướt điện thoại sau khi tan làm, chúng ta có thực sự thiếu thời gian không?

Không, năng lượng mới là tài nguyên hữu hạn của chúng ta.

Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lượng của chúng ta?

1. Sức mạnh thể chất

Khi chúng ta khỏe mạnh về thể chất, chúng ta có thể làm việc hàng giờ mà không cần nghỉ ngơi, nhưng khi chúng ta mệt mỏi, một ngón tay cũng không muốn cử động.

Nhịp sống của con người hiện đại ngày càng nhanh, đâu đâu cũng có caffeine, nhưng nó không phải là giải pháp lâu dài, và chúng ta đều biết rõ điều đó.

Do đó, thói quen ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi có kế hoạch và hợp lý, và tập thể dục, ba thói quen này nghe có vẻ sáo rỗng nhưng lại vô cùng hiệu quả.

Vì vậy, ăn uống đàng hoàng, ngủ nghỉ đàng hoàng, và chăm chỉ vận động, đây là sách lược tốt giúp chúng ta nâng cao thể lực.

2. Động lực

Chúng ta làm việc chăm chỉ như vậy vì điều gì? Nói trắng ra là vì tiền.

Kiếm tiền chính là động lực thúc đẩy chúng ta.

Nếu tôi làm việc chăm chỉ cả ngày, nhận những nhiệm vụ khó nhằn, nhưng ông chủ trì hoãn hoặc không trả lương, rồi nói về lý tưởng, triển vọng và tương lai với tôi, tôi cũng sẽ không có động lực để làm việc. 

Điều này cũng đúng đối với thời gian ngoài công việc, chúng ta cần củng cố động cơ và động lực của mình.

Chẳng hạn, sử dụng thời gian rảnh rỗi để đọc sách.

Động lực của bạn có thể là trích dẫn những câu nói kinh điển nào đó khi trò chuyện với người khác, để được ngưỡng mộ.

Hoặc cũng có thể là để nâng cao kiến thức chuyên môn, để được thăng tiến và tăng lương.

Hoặc cũng có thể chỉ đơn giản là vì người mà bạn thích thích đọc sách, nên bạn cũng có hứng thú với nó.

Nói tóm lại, hãy tìm cho mình một động lực và củng cố nó.

3. Cảm xúc

Tình cảm viên mãn cũng rất quan trọng.

Khi chán nản và buồn bã, chúng ta cũng sẽ chẳng muốn làm gì.

Về ảnh hưởng của cảm xúc đến năng lượng, cũng là một phần rất quan trọng mà chúng ta nên lưu ý.

4. Sáng tạo

Theo tác giả Young Scott, "Sáng tạo là khả năng nảy sinh ý tưởng mới, tìm ra giải pháp mới hoặc hoàn thành tác phẩm mới.

Đối với một nhà văn, sáng tạo là cách anh ta hình thành ý tưởng cho một bài viết. Đối với một lập trình viên, sáng tạo là một thuật toán mới mà anh ta phát minh ra. "

Khi chúng ta cảm xúc của chúng ta ở trạng thái tốt, thể chất tràn đầy năng lượng và có động lực, nhưng khả năng sáng tạo bị chặn lại, chúng ta cũng khó có thể thực hiện công việc tới mức 100%.

Sự sáng tạo cũng ảnh hưởng đến năng lượng, ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của chúng ta.

Vậy làm thế nào để cải thiện khả năng sáng tạo?

Khi sáng tạo, hãy tập trung vào việc sáng tạo, đừng nghĩ xem quan điểm này là đúng hay sai.

Sau quá trình đó, hãy duy trì sự kiên nhẫn và tập trung cao độ để hoàn thiện nội dung sáng tạo, đây là lúc cần tới tư duy phản biện.

Thời gian sau 6 giờ tối quyết định giàu - nghèo: Người lười xả hơi, người khôn dốc sức làm 2 việc!  - Ảnh 3.

Lời kết,

Trước đây, tôi luôn lo lắng liệu phương pháp này có hiệu quả không và liệu phương pháp đó có giúp được gì cho tôi không?

Nhưng hiện tại toi có một suy nghĩ khác, khi bạn không biết điều gì là chắc chắn, hãy thử trước đã. Có thử, bạn mới biết điều gì phù hợp với mình.

Không có lựa chọn nào là một lần và mãi mãi.

Không ai yêu cầu rằng nếu bạn sử dụng một phương pháp nào đó, bạn phải sử dụng nó trong suốt phần đời còn lại của mình.

Tất cả chúng ta đều sống trong sự thay đổi, và lựa chọn, hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.

Diệu Đan

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm