17/01/2019 18:25 GMT+7 | Tennis
(Thethaovanhoa.vn) - Dù rằng Andy Murray đã thi đấu hơn kì vọng trong thất bại ngay tại vòng 1 Australian Open, trang BBC Sport vẫn đưa ra một câu hỏi: “Có phải chúng ta đã cho Andy Murray giải nghệ quá sớm hay không?”.
Nước mắt không đúng lúc
Đối mặt với truyền thông chỉ ba ngày trước đó, một Murray sầu muộn đã khóc khi tuyên bố về kế hoạch giải nghệ sắp tới. Điều tốt đẹp là anh sẽ giải nghệ sau Wimbledon năm nay. Còn điều tệ hại là anh sợ sẽ phải bỏ cuộc chỉ trong vài ngày nếu không thể chịu đựng được cơn đau từ chấn thương tại Australian Open.
Nhưng trong vòng 72 giờ sau đó, Andy Murray rõ ràng đã làm chính mình ngạc nhiên khi phải khiến Roberto Bautista, hạt giống số 22 của giải phải thi đấu 5 set. Chiến thắng cuối cùng đã không thuộc về tay vợt người Scotland nhưng ít nhất nó đã nói lên rằng anh vẫn có thể thi đấu tốt hơn anh tưởng. Sau trận, Murray đã nói thế này với khán giả của mình: “Có thể tôi sẽ vẫn gặp lại các bạn một lần nữa. Tôi sẽ phải trải qua một ca phẫu thuật lớn nhưng điều đó không có nghĩa tôi có thể hoàn toàn hồi phục mà trở lại thi đấu. Nhưng tôi sẽ cố hết sức”.
Có phải Murray đã tính tới chuyện bỏ cuộc quá sớm? Cuộc họp báo đầy nước mắt kia liệu có cần thiết hay không khi anh từng là một nhà cựu số 1 thế giới, sở hữu 3 danh hiệu Grand Slam. Tại sao Murray không đơn giản là im lặng và làm tốt việc của mình? Trước đó, khi chưa manh nha ý định giải nghệ, Murray cũng từng bị Virginia Wade gán cho mác “Drama queen” vì tính cách hay nói nhiều.
Nhưng quả thật, người hâm mộ sẽ chẳng vui vẻ gì khi nhìn một tay vợt từng là người hùng trong mắt cả triệu người, hay ít nhất là niềm tự hào của nền quần vợt quê hương anh phải rơi nước mắt vì ám ảnh sợ hãi những chấn thương. Tuy nhiên những giọt nước mắt của Murray không nhận được sự cảm thông, ngược lại, khiến cho những người trong nghề khác đánh giá thấp. Một cựu cầu thủ bóng đá quốc tế Scotland đã trở thành người dẫn chương trình TalkSPORT Alan Brazil từng thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình về Murray: “Tôi từng nhanh nhẹn hơn cậu ấy nhiều”, còn người dẫn chương trình thì chêm vào: “Tôi ngưỡng mộ những gì cậu ấy đã làm nhưng tôi không muốn những giọt nước mắt”.
Murray thực sự có thể làm được nhiều hơn ngoài khóc và tỏ rõ sự yếu đuối của mình trước truyền thông dù đã giành được những vinh quang mà không phải ai cũng làm được. Tại Wimbledon 2012, Murray đã làm dậy sóng vương quốc Anh khi trở thành tay vợt đầu tiên kể từ năm 1936 lọt vào chung kết giải đấu Grand Slam của họ. Dù rằng sau đó là những giọt nước mắt thua trận trước Roger Federer nhưng Murray đã nhanh chóng lấy lại tinh thần để chính thức giương cao chiếc cúp vô địch vào 1 năm sau đó, kết thúc 77 năm chờ đợi của người Anh.
Thậm chí trước đó, tay vợt 31 tuổi này cũng đã có màn “trả thù ngọt ngào” Federer bằng chiến thắng tại Olympic để giành HCV cho đoàn thể thao nước nhà. Và cũng chỉ vài tháng sau đó, Murray đánh bại Novak Djokovic để giành được Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp của mình tại US Open. Đó là trận chung kết Grand Slam thứ 5 trong sự nghiệp của anh. 2012, 2013 có thể nói là năm thi đấu rất thành công của Murray.
Ngoài Olympic, anh còn từng góp công giúp đội tuyển vương quốc Anh giành chức vô địch Davis Cup vào năm 2015 sau khi đánh bại David Goffin của Bỉ trên sân khách. Đó cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1936, quần vợt Anh quốc vô địch cúp đồng đội tại giải đấu này. Tháng 7/2016, Murray vẫn tiếp tục màn trình diễn ấn tượng và giành chức vô địch Wimbledon lần thứ 2 trong sự nghiệp sau khi đánh bại Milos Raonic, trở thành tay vợt đầu tiên thực hiện được điều này kể từ sau huyền thoại Fred Perry.
Rafael Nadal cũng là tay vợt sống cùng với chấn thương. Nhưng anh chưa bao giờ dừng bước trước khó khăn, chưa bao giờ tỏ rõ sự yếu đuối trước truyền thông như Murray. Với tư cách một tay vợt lớn, đó là hình ảnh khá đáng quên của tay vợt người Scotland này.
Yến Nhi
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất