TRỰC TIẾP: Quan sát Mưa sao băng Geminid

14/12/2018 22:08 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Mưa sao băng Geminid sẽ đạt đỉnh vào đêm nay 14/12 rạng sáng ngày mai 15/12 theo giờ Việt Nam. Trận mưa sao băng này đạt cực đỉnh vào khoảng lúc 2 giờ sáng, nhưng bạn cũng có thể quan sát sớm hơn, từ lúc 9 hoặc 10 giờ tối hôm trước.

Hôm nay có thể ngắm mưa sao băng Geminid rực sáng lên bầu trời

Hôm nay có thể ngắm mưa sao băng Geminid rực sáng lên bầu trời

Hôm nay, khi mở trang tìm kiếm Google, người dùng sẽ thấy xuất hiện màn hình Google Doodle phỏng tác theo mưa sao băng Geminid, xuyên qua bầu khí quyển Trái đất và rực sáng lên bầu trời.

Mưa sao băng Geminid nổi tiếng được tạo nên từ tiểu hành tinh 3200 Phaethon. 3200 Phaethon là một tiểu hành tinh có quỹ đạo đưa nó đến gần mặt trời của chúng ta hơn so với Sao Thủy. Tiểu hành tinh gần Trái Đất và được theo dõi rất sát sao này còn được ví như sao chổi.

Phaethon được phát hiện vào tháng 10 năm 1983 và được đặt tên theo tên con trai của thần Mặt Trời Helios theo thần thoại Hy Lạp, vì quỹ đạo của nó tiến tới gần Mặt Trời.

Phaethon quay quanh Mặt Trời gần hơn bất kỳ tiểu hành tinh nào khác và nó mất 1,4 năm để hoang thành chu kỳ quay. Khi tiến tới gần Mặt Trời, nó đạt tới 1.300 độ F và rơi ra những mảnh vụn.

Mưa sao băng, Mưa sao băng Geminid, Ngắm Mưa sao băng, Trực tiếp Mưa sao băng, ngắm Mưa sao băng Geminid, xem Mưa sao băng Geminid, Trực tiếp Mưa sao băng Geminid
Mô phỏng quỹ đạo của tiểu hành tinh 3200 Phaethon. Nguồn: Phys.org

Được phát hiện lần đầu tiên qua dữ liệu vệ tinh 35 năm trước, Phaethon đưa trận mưa sao băng Geminids ngoạn mục vào bầu khí quyển Trái đất mỗi tháng 12. Và mỗi năm trôi qua kể từ giữa những năm 1833, sự phát triển của những vệt sáng màu vàng trên bầu trời đêm đã ngày càng dữ dội hơn.

Trung tâm cơn mưa sao băng sẽ đánh một hình vòng cung trên bầu trời, nằm ở hướng Đông Đông Bắc vào đầu buổi tối, di chuyển dần lên phương Bắc, đến điểm chính Bắc vào 2 giờ rạng sáng 15/12 để rồi di chuyển tiếp sang hướng Tây Tây Bắc khi trời dần về sáng.

Tại Hà Nội, nếu các điều kiện trên thuận lợi, người xem có thể thấy mưa sao băng Geminid dày nhất từ khoảng 20 giờ ngày 14/12 đến rạng sáng ngày 15/12. Thời điểm thuận lợi để quan sát là từ 20h ngày 14/12 đến 6h sáng 15/12.

Hướng dẫn cách quan sát mưa sao băng Geminid

Giống như cái tên Geminid, các sao băng thường xuất hiện từ chòm sao Gemini (Song Tử). Chòm sao này sẽ mọc ở hướng đông từ chập tối, lên đến đỉnh đầu lúc 2 giờ sáng và sau đó xuống thấp dần ở hướng tây.

Mưa sao băng, Mưa sao băng Geminid, Ngắm Mưa sao băng, Trực tiếp Mưa sao băng, ngắm Mưa sao băng Geminid, xem Mưa sao băng Geminid, Trực tiếp Mưa sao băng Geminid
Chòm sao Gemini và vị trí điểm phát của mưa sao băng Geminids trên bầu trời. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải tìm được chòm sao. Nguồn: Phys.org

Mặc dù các sao băng có xu hướng xuất hiện từ chòm sao Gemini, nhưng chúng cũng có thể hiện ra từ khắp nơi trên bầu trời. Để có kết quả quan sát tốt nhất, bạn nên nhìn rộng khắp khu vực xung quanh chòm Gemini để thấy các sao băng với “cái đuôi” dài hơn khi chúng băng qua. Nếu chỉ nhìn trực tiếp chòm Gemini, bạn sẽ không thấy hết được quá trình từ khi xuất hiện đến lúc tắt lịm của sao băng.

Quan sát mưa sao băng Geminids không cần kính viễn vọng hay ống nhòm mà hoàn toàn dùng mắt thường. Bạn hãy tìm một nơi thoáng đãng, cách xa ánh sáng đèn điện, lý tưởng nhất là trong một khu vực hoàn toàn tối. Nhớ mang theo chăn và mặc ấm vì ban đêm trời lạnh. Và nhớ để mắt bạn thích nghi với bóng tối trong khoảng 20-30 phút rồi quan sát.

Mưa sao băng là gì

Sao băng là một viên đá trôi nổi ngoài không gian - hay còn gọi là thiên thạch - lao vào bầu khí quyển của Trái Đất. Khi viên đá vũ trụ rơi vào Trái Đất, lực cản của không khí lên nó - hay có thể hiểu theo cách khác là chúng ma sát với không khí - khiến cho nó trở nên vô cùng nóng. Đó chính là những sao băng mà chúng ta thấy được. Nhưng các vệt sáng đó cũng không hẳn là đá, đó là không khí nóng rực rỡ bị xé ra bởi viên đá nóng khi lao vào bầu khí quyển.

Khi trong một khoảng thời gian ngắn mà có nhiều viên đá vũ trụ rơi vào Trái Đất như thế, chúng ta gọi đó là mưa sao băng.

“Thủ phạm” ở đây chính là sao chổi. Cũng như Trái Đất và các hành tinh khác, chúng cũng có quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nhưng không giống như quỹ đạo gần tròn - với tâm gần Mặt Trời - của các hành tinh, quỹ đạo của sao chổi thường khá lệch (lúc thì rất xa Mặt Trời, khi lại đến rất gần). Khi sao chổi đến gần Mặt Trời, một phần bề mặt băng giá của chúng sôi lên, giải phóng rất nhiều hạt bụi và đá. Các mảnh tàn dư này được rải dọc theo quỹ đạo của sao chổi, đặc biệt là khi vào vòng trog của Hệ Mặt Trời (nơi chúng ta sinh sống), nhiệt lượng Mặt Trời làm bốc hơi ngày càng nhiều băng giá và làm rơi vỡ nhiều mảnh vụn. Đến một vài thời điểm trong năm, trên hành trình quanh Mặt Trời của Trái Đất, quỹ đạo sẽ cắt ngang qua đường đi của sao chổi, điều đó có nghĩa là Trái Đất sẽ va phải một loạt các mảnh tàn dư của sao chổi.

Mưa sao băng, Mưa sao băng Geminid, Ngắm Mưa sao băng, Trực tiếp Mưa sao băng, ngắm Mưa sao băng Geminid, xem Mưa sao băng Geminid, Trực tiếp Mưa sao băng Geminid

Sao băng thường có kích thước nhỏ - chỉ từ như hạt bụi cho đến viên đá. Chúng hầu hết thường đủ nhỏ để bị đốt cháy nhanh chóng khi rơi vào bầu khí quyển của chúng ta, chính vì thế có rất ít khả năng một trong số chúng sẽ đâm sầm vào bề mặt Trái Đất. Đây cũng mà một cơ hội tốt để bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi sao rơi này vào nửa đêm.

“Thủ phạm” ở đây chính là sao chổi. Cũng như Trái Đất và các hành tinh khác, chúng cũng có quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nhưng không giống như quỹ đạo gần tròn - với tâm gần Mặt Trời - của các hành tinh, quỹ đạo của sao chổi thường khá lệch (lúc thì rất xa Mặt Trời, khi lại đến rất gần). Khi sao chổi đến gần Mặt Trời, một phần bề mặt băng giá của chúng sôi lên, giải phóng rất nhiều hạt bụi và đá. Các mảnh tàn dư này được rải dọc theo quỹ đạo của sao chổi, đặc biệt là khi vào vòng trog của Hệ Mặt Trời (nơi chúng ta sinh sống), nhiệt lượng Mặt Trời làm bốc hơi ngày càng nhiều băng giá và làm rơi vỡ nhiều mảnh vụn. Đến một vài thời điểm trong năm, trên hành trình quanh Mặt Trời của Trái Đất, quỹ đạo sẽ cắt ngang qua đường đi của sao chổi, điều đó có nghĩa là Trái Đất sẽ va phải một loạt các mảnh tàn dư của sao chổi. 

Sao băng thường có kích thước nhỏ - chỉ từ như hạt bụi cho đến viên đá. Chúng hầu hết thường đủ nhỏ để bị đốt cháy nhanh chóng khi rơi vào bầu khí quyển của chúng ta, chính vì thế có rất ít khả năng một trong số chúng sẽ đâm sầm vào bề mặt Trái Đất. Đây cũng mà một cơ hội tốt để bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi sao rơi này vào nửa đêm.

Những cơn mưa sao băng lớn

Dưới đây là ngày, tháng của những cơn mưa sao băng lớn. Những khoảng thời gian mưa sao băng đạt cực điểm sẽ thay đổi một hoặc hai ngày tùy theo từng năm. Lưu ý: Nếu vào thời điểm có trăng tròn hoặc gần tròn, bạn có thể sẽ không quan sát thấy được nhiều sao băng. Có những năm thì quan sát tốt hơn các năm khác, số vệt sao rơi trong một giờ cũng khác nhau:

Mưa sao băng Quadrantids (đặt tên theo một chòm sao cổ Quadrans Muralis - Thước Phần Tư) diễn ra vào khoảng ngày 3-4 tháng một

Mưa sao băng Thiên Cầm (Lyrids) diễn ra vào khoảng ngày 21-22 tháng tư

Mưa sao băng Anh Tiên (Perseids) diễn ra vào khoảng ngày 12-13 tháng tám

Mưa sao băng Thợ Săn (Orionids) diễn ra vào khoảng ngày 21-22 tháng mười

Mưa sao băng Sư Tử (Leonids) diễn ra vào khoảng ngày 17-18 tháng mười một

Mưa sao băng Song Tử (Geminids) diễn ra vào khoảng ngày 13-14 tháng mười hai

Nguồn: NASA

Mưa sao băng, Mưa sao băng Geminid, Ngắm Mưa sao băng, Trực tiếp Mưa sao băng, ngắm Mưa sao băng Geminid, xem Mưa sao băng Geminid, Trực tiếp Mưa sao băng Geminid

Vy Thảo

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm