Tổng thống Pháp Emmanuel Macron: NATO đang trải qua giai đoạn 'tê liệt'

07/11/2019 21:54 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Trả lời phỏng vấn báo Economist ngày 7/11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang trải qua "tình trạng tê liệt", do sự thiếu phối hợp giữa châu Âu và Mỹ cũng như những hành động gây hấn ở Syria của Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên quan trọng trong NATO.

NATO tổ chức tập trận tại khu vực Baltic

NATO tổ chức tập trận tại khu vực Baltic

Bộ Quốc phòng Litva ngày 6/11 cho biết, khoảng 4.000 binh sĩ đến từ 11 quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Địa Tây Dương (NATO) - trong đó có Mỹ, Anh và Đức - đang tham gia cuộc tập trận mang mật danh "Iron Golf II" ở quốc gia Baltic này.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Macron nhấn mạnh: "Những gì chúng ta hiện đang cảm nhận là sự tê liệt của NATO. Không có sự phối hợp nào về việc ra quyết định chiến lược giữa Mỹ và các đồng minh trong NATO. Không hề có sự phối hợp nào". Nhà lãnh đạo Pháp cũng chỉ trích chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào lực lượng người Kurd ở miền Bắc Syria, khiến lợi ích của các nước thành viên NATO đang bị đe dọa.

Chú thích ảnh
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong buổi phát biểu tại thủ đô Paris ngày 6/11/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN

Theo ông Macron, NATO đã không có bất kỳ sự phối hợp nào và "Chúng ta nên đánh giá lại thực tế về những gì NATO đang làm". Ông cảnh báo rằng: "Theo quan điểm của tôi, châu Âu có khả năng tự vệ, thậm chí có thể làm bất cứ điều gì nếu thúc đẩy phát triển khả năng phòng thủ".

Trước đó, giới phân tích cho rằng chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Đông Bắc Syria là nguyên nhân chính khiến nội bộ NATO mâu thuẫn và sự hợp tác trong khối lung lay. Bộ trưởng Nội vụ Estonia Mart Helme (Mát Hen-mơ) nói: “NATO bị tê liệt và điều này cho thấy một vấn đề phức tạp. Mối quan hệ đồng minh giữa các quốc gia nhỏ có thể dễ dàng bị các vấn đề khác tác động trong khi Tổng thống Donald Trump chỉ tập trung cho chiến dịch vận động tranh cử của ông ấy”.

Ông Helme bày tỏ lo ngại các đối tác lớn của NATO tìm kiếm nơi khác khi sự hợp tác trong khối liên minh quân sự lâm vào thế bế tắc. Theo ông Helme, sự chia rẽ trong nội bộ NATO xuất hiệu sau khi Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thành viên, phát động chiến dịch quân sự tại Syria.

Phương Hoa - TTXVN

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm