05/09/2017 11:10 GMT+7 | Thế giới
(Thethaovanhoa.vn) - Nghi thức phóng sinh khá quan trọng trong ngày Rằm tháng 7. Cùng tìm hiểu về nghi thức phóng sinh thế nào cho đúng cách để không phải mắc vào nghiệp ác.
Lễ vật cúng phóng sinh
Lễ vật dùng để phóng sinh có thể là chim, cua, cá, ốc, tôm, lươn... nhưng tuyệt đối không phóng sinh rắn độc, rùa tai đỏ vì đây là loài vật có khả năng sinh sản nhanh, ăn tất cả các loài thủy sinh trong ao và phá hủy môi trường nước. Hơn nữa, việc phóng sinh tùy theo điều kiện và cái tâm của mỗi người chứ không bắt buộc.
Văn khấn cúng phóng sinh
Sau khi đã chuẩn bị lễ vật phóng sinh thì việc thành thục văn cúng phóng sinh cũng là điều rất quan trọng.
Chúng sanh nay có bấy nhiêu
Lắng tai nghe lấy những lời dạy răn
Các ngươi trước lòng trần tục lắm
Nên đời nay chìm đắm sông mê
Tối tăm chẳng biết làm lành
Gây bao tội ác, lạc vào trầm luân
Do vì đời trước ác tâm
Nên nay chịu quả khổ đau vô cùng
Mang, lông, mai, vẩy, đội sừng
Da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh
Do vì ghen ghét, tham sân
Do vì lợi dưỡng hại người làm vui
Do vì gây oán chuốc thù
Do vì hại vật, hại sanh thoả lòng
Do vì chia cách, giam cầm
Do vì đâm thọc chịu bao khổ hình
Cầu xin Phật lực từ bi
Lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương
Nay nhờ Tăng chúng hộ trì
Kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau
Hoặc sanh lên các cõi trời
Hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành
Hoặc sanh lên được làm người
Biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…..
Chúng sanh Quy y Phật
Chúng sanh Quy y Pháp
Chúng sanh Quy y Tăng….
Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần)
Nghi thức phóng sinh
Trước khi phóng sinh, không nên mua loài phóng sinh nhiều lần của cùng một người, cùng một nơi và không tạo nó thành thói quen để tránh những loài vật phóng sinh bị bắt lại.
Cách tốt nhất là khi gặp con gì thì mua con đó để phóng sinh, số lượng nhiều ít thế nào cũng được tùy theo điều kiện. Ngoài ra, nhiều người còn quan niệm rằng nếu phóng sinh loài nào thì trong ngày không nên ăn ngay loài đó để thể hiện cái tâm từ bi của mình.
Để cúng phóng sinh các con vật đã chọn tại nhà, bạn cần nắm rõ môi trường cũng như điều kiện sống của chúng để đảm bảo rằng sau khi phóng sinh, những con vật này có thể tiếp tục sống lâu dài.
Khi thực hiện phóng sinh, cần thao tác nhanh gọn rồi thả loài được phóng sinh đi ngay, tránh để chúng bị tù túng, ngột ngạt, gây cảm giác sợ hãi.
Cách thực hiện như sau: Từ từ thả con vật xuống ở nhiều nơi khác nhau, không nên chỉ thả tập trung ở một chỗ. Không ném cả xô, túi xuống ao, hồ, sông, suối vì vừa gây ô nhiễm môi trường vừa không thực hiện đúng ý nghĩa của việc phóng sinh (con vật ở trong túi có thể không chui ra được).
Khi phóng sinh, hãy chờ cho chúng bơi hoặc bay hết đi rồi mới về để đảm bảo an toàn cho chúng. Việc phóng sinh nên làm ở nơi vắng vẻ để tránh những kẻ săn bắt nhìn thấy và tìm cách bắt chúng lại, như vậy là tạo thêm nghiệp ác.
Phật pháp không khuyến khích phóng sinh
Theo Phật giáo, phóng sinh tức là nhìn thấy chúng sinh bị bắt nhốt, giam giữ hay gặp nạn thì mở lòng từ bi tìm cách cứu giúp, giải thoát, cứu mạng sống của chúng sinh. Điều này xuất phát từ lòng nhân hậu, từ bi của mỗi con người.
Nếu phóng sinh thực hiện không đúng cách thì chỉ là mê tín và mang tính chất hình thức. Nhiều khi phóng sinh lại biến thành phóng tử mà gây thêm nhiệp ác, nhất là những kẻ lấy việc động phóng sinh để phô trương, muốn mọi người biết đến hoặcchính vì nhu cầu phóng sinh mà nhiều loài chim, loài cá... bị bắt, nhốt rồi đem bán.
Theo nhiều nhà sư, với điều kiện như ở Việt Nam hiện nay thì tốt nhất không nên phóng sinh, vì sau khi phóng sinh xong sẽ có người bắt chúng lại. Phóng sinh hiện nay đang bị biến tướng và người phóng sinh còn mắc tội thúc đẩy sát sinh bởi hành động tìm mua con vật để phóng sinh gián tiếp thúc đẩy việc người ta đi bẫy chim, bắt cá... làm tổn hại tới những loài sinh vật mà họ chọn để phóng sinh.
Quá trình phóng sinh hiện nay cũng không giữ được đúng ý nghĩa của nó bởi có rất nhiều con vật phóng sinh bị bắt, được thả vào thiên nhiên nhưng sau đó lại bị bắt lại, nhiều lần như vậy cho đến khi chết. Trước khi được phóng sinh, con vật đã bị đánh bắt chỉ vì nhu cầu phóng sinh, bị giam cầm, sống trong tình trạng hoảng sợ, lo lắng, kiệt sức.
Không ít loài vật đã phải bỏ mạng trước khi được phóng sinh. Nhiều con chim bị cắt cụt cánh, bị đánh thuốc không thể tự do bay nhảy, khi được phóng sinh, chúng chỉ bay được vài mét rồi lại rơi xuống, tiếp tục bị bắt lại và bán đi. Cá vừa thả xuống hồ nếu thả từ trên cao xuống, có con bị thương, có con quá hoảng loạn, ngay sau đó chúng lập tức bị chích điện, bị mắc lưới bắt lại. Như vậy, thực chất chúng vẫn chưa được phóng sinh.
Theo quan điểm của nhà Phật, hiện không có quy chuẩn nào nói về phóng sinh nhưng phóng sinh trước hết phải xuất phát từ cái tâm làm việc thiện. Con người thực hiện nghi thức phóng sinhvì sự sống củamuôn loài chứ không phải để vụ lợi, để khoe công đức, cũng không nên chạy theo phong trào, theo số đông vì đó chỉ là công đức giả tạo.
Theo PT (st)/ Báo Tin Tức
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất