Ngân hàng Châu Âu 'phản biện' chính sách 'nước Mỹ là trên hết' của Donald Trump

15/11/2016 16:31 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Vitor Constancio vừa nói rằng chính sách “nước Mỹ là trên hết” (America first) của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump có thể không tiếp tục đem đến hiệu ứng lan tỏa tích cực cho kinh tế toàn cầu, dù nền kinh tế lớn nhất thế giới chắc sẽ tăng tốc.

Trong bài phát biểu nhân dịp khai mạc Tuần lễ Tài chính Euro lần thứ 19 tại Frankfurt hôm 14/11, ông Constancio cho hay thị trường đang có những chuyển biến tích cực trước kỳ vọng rằng kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ vào chính sách tài khóa mở rộng. Mấy ngày qua, giá các cố phiếu đều tăng đáng kể, các thị trường tài chính và chứng khoán hưởng lợi từ chiến thắng bất ngờ của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Tuy nhiên, ông Constancio cũng khuyến cáo rằng những diễn biến trên ở các thị trường không có nghĩa là nền kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục nhanh chóng và đạt mức tăng trưởng cao hơn. Ông nói rằng khả năng chủ nghĩa bảo hộ dấy lên tại Mỹ sẽ tác động đến tình hình nhập khẩu vào nước này, từ đó khiến thương mại toàn cầu suy giảm sâu hơn nữa và làm tổn hại kinh tế của các quốc gia đang phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.


Ông Trump được coi là “làn gió mới” tốt đẹp hơn cho nước Mỹ trong 4 năm tới. Ảnh: AFP

Thêm vào đó, chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm vào các nền kinh tế mới nổi lớn có thể sẽ cản trở kinh tế toàn cầu tăng trưởng và gây ra sự bất ổn trong thị trường tiền tệ quốc tế.

Theo quan điểm của Phó Chủ tịch ECB, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với sự bất ổn cùng với những rủi ro khó lường trong tương lai, châu Âu nên tiếp tục áp dụng nhiều chính sách kinh tế vĩ mô mở rộng, đẩy mạnh cải cách trong lĩnh vực chính sách quản lý và cạnh tranh nhằm cải thiện nguồn cung trong nền kinh tế châu lục.

Tin tức cho hay thị trường thế giới có thể sẽ tiếp tục biến động trong bối cảnh chưa chắc chắn về những chính sách kinh tế dưới thời của ông Trump. Nguyên nhân phần lớn là do thị trường không biết đội ngũ kinh tế của ông Trump là những nhân vật nào và chính xác ai sẽ là người đưa ra các chính sách kinh tế.

Không giống như các vấn đề về thương mại thường được nhắc đến trong các chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã hầu như không đề cập đến các vấn đề về tiền tệ và tài chính quốc tế.

Ông Donald Trump vẫn có khả năng không trở thành tổng thống Mỹ nếu bị 'phản bội'

Ông Donald Trump vẫn có khả năng không trở thành tổng thống Mỹ nếu bị 'phản bội'

Một tháng sau cuộc bầu cử phổ thông, ông Donald Trump vẫn có khả năng không trở thành tổng thống Mỹ nếu bị "phản bội".

Bên cạnh đó, có vẻ sẽ có nhiều hậu quả từ những chính sách thương mại mà Chính quyền Trump theo đuổi. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump cam kết sẽ thi hành chính sách bảo hộ thương mại chống lại một vài quốc gia để bảo vệ công ăn việc làm cho người dân Mỹ, cũng như lợi ích của nước Mỹ bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa từ các quốc gia này. Việc Mỹ tăng cường chủ nghĩa bảo hộ sẽ làm xấu thêm tương lai kinh tế thế giới.

TTXVN/H.Thủy

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm