Nga cảnh báo sẽ 'bắn hạ tất cả mọi mục tiêu tiềm tàng nguy hiểm đối với quân đội'

25/11/2015 11:27 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 24/11, ngay sau khi xảy ra vụ máy bay ném bom Nga bị Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi tại biên giới Syria, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga đã rút kinh nghiệm và quyết định áp dụng những biện pháp tăng cường an ninh trong nước và nước ngoài.

Người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, Trung tướng Sergey Rudskoi, cho biết từ nay mọi hoạt động không kích tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng mà Nga tiến hành tại Syria sẽ chỉ được thực hiện khi có sự yểm trợ của máy bay tiêm kích.

Thứ hai, Quân đội Nga sẽ triển khai các biện pháp phòng không tăng cường, cử chiến hạm “Moskva” mang hệ thống phòng không “Fort” (tương tự như S-300) đến trấn giữ khu vực bờ biển gần Latakia, nơi SU-24 bị bắn rơi.

Tàu chiến “Moskva” mang hệ thống phòng không “Fort” đã được điều tới gần Syria

Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga cảnh báo sẽ bắn hạ tất cả mọi mục tiêu tiềm tàng nguy hiểm đối với quân đội Nga. Biện pháp thứ ba là Nga sẽ chấm dứt mọi tiếp xúc quân sự với phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga cũng công bố những chi tiết xung quanh vụ máy báy SU-24 bị bắn rơi. Theo đó, máy bay ném bom của Nga bị máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn vào lúc hơn 17 giờ ngày 24/11 (giờ Việt Nam) khi đang làm nhiệm vụ chiến đấu trên không phận Syria.

Hiện Nga nghiêng về giả thuyết SU-24 bị bắn bằng tên lửa tầm gần có đầu đạn tầm nhiệt dẫn đường. Trung tướng Rudskoi cũng nhấn mạnh thiết bị kiểm soát bên ngoài không ghi nhận bất kỳ nỗ lực liên lạc tín hiệu hay trực tiếp nào với phi đội Nga từ phía chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thiết bị đó cho thấy máy bay Nga chưa hề vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, hệ thống phòng không của Syria cũng xác nhận việc này.

Đáng chú ý, người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga cho biết thông số trinh sát định vị vô tuyến của sân bay Hmeymim ghi nhận được chính máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm không phận Syria khi tấn công máy bay Nga.

Ông chỉ ra rằng đó có thể là nguyên nhân khiến Ankara quyết định triệu tập cuộc họp khẩn cấp với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thay vì tiếp xúc với Bộ Quốc phòng Nga sau khi xảy ra vụ việc, bất chấp giữa Trung tâm Quản lý quốc phòng Nga và Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết lập đường dây nóng ngay từ đầu chiến dịch không kích IS tại Syria.

CẬP NHẬT vụ Su-24: Mất 1 trực thăng, 1 lính thủy đánh bộ, Nga vẫn nỗ lực tìm phi công SU-24

CẬP NHẬT vụ Su-24: Mất 1 trực thăng, 1 lính thủy đánh bộ, Nga vẫn nỗ lực tìm phi công SU-24

Trái với thông tin trước đó, các nguồn tin mới nhất cho hay, một phi công Nga còn sống sót sau khi nhảy dù khỏi chiếc SU-24. Các tay súng đang truy lùng viên phi công này.


Trung tướng Rudskoi cho biết SU-24 rơi trên lãnh thổ Syria cách biên giới 4 km, trước đó hai phi công đã kịp nhảy dù song một người đã hy sinh khi chưa chạm đất, theo ghi nhận ban đầu, do bị trúng đạn bắn lên từ mặt đất.

Theo tướng Rudskoi, hai chiếc Mi-8 đã được cử đi tìm kiếm và đón các phi công tại nơi máy bay Su-24 rơi vốn do các nhóm phiến quân vũ trang kiểm soát. Trong đụng độ, một chiếc Mi-8 đã bị hư hỏng do trúng đạn và buộc phải hạ cánh tại lãnh thổ trung lập, sau đó được tiêu hủy. Một lính thủy đánh bộ Nga đã hy sinh. Hiện chiến dịch tìm kiếm phi công lái máy bay SU-24 vẫn đang được tiếp tục.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm