Thế giới hơn 153 triệu ca mắc Covid-19, hơn 3,2 triệu ca tử vong

03/05/2021 11:08 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Theo trang thống kê worldometers.info, đến 8h30 sáng 3/5, thế giới đã ghi nhận 153.476.982 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 3.216.032 ca tử vong. Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất thế giới, với hơn 33,1 triệu ca nhiễm và hơn 590.000 ca tử vong. Ấn Độ có số ca nhiễm cao thứ hai thế giới -hiện là hơn 19,9 triệu ca, trong khi Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong, hiện đã vượt 400.000 ca.

Dịch Covid-19: Tình hình dịch bệnh thế giới ngày 18/4

Dịch Covid-19: Tình hình dịch bệnh thế giới ngày 18/4

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 18/4 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 141.431.385 ca mắc COVID-19 và 3.026.506 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi là 120.120.991 ca.

Châu Âu hiện là châu lục có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới, lần lượt là 44.775.222 ca nhiễm và 1.018.303 ca tử vong. 7 trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng dịch bệnh nghiêm trọng nhất thế giới nằm ở châu lục này.

Pháp hiện có nhiều ca nhiễm nhất châu Âu (hơn 5,6 triệu ca). Số ca nhiễm tại Nga, Anh và Italy đều đã hơn 4 triệu ca trong khi con số này ở Đức và Tây Ban Nha là hơn 3,4 triệu ca. Những nước châu Âu đã ghi nhận hơn 100.000 ca tử vong gồm Pháp, Nga, Anh và Italy, trong đó số ca tử vong tại Anh cao nhất với 127.538 ca.

Theo quy định mới, từ ngày 1/5, công dân Nga trở về từ bất kỳ nước nào và bằng bất kỳ loại phương tiện giao thông nào khi nhập cảnh sẽ phải thực hiện 2 lần xét nghiệm PCR. Xét nghiệm đầu tiên được thực hiện trong vòng 72 giờ và xét nghiệm thứ hai trong khoảng thời gian chưa đầy 24 giờ sau đó, nhưng trong vòng 5 ngày kể từ ngày đến.

dịch Covid-19, tình hình dịch bệnh, Dịch Dịch COVID-19, Tình hình Dịch COVID-19, Thế giới 153 triệu ca mắc Covid-19
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 28/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nhiều thứ hai thế giới, hiện số ca nhiễm của cả châu lục đã vượt con số 40 triệu ca. Tuy nhiên, số ca tử vong tại châu Á (530.934 ca) thấp hơn nhiều so với tại các châu lục khác. Với 370.059 ca mắc mới trong 24 giờ qua, Ấn Độ đã đã có hơn 19,9 triệu ca nhiễm, cao nhất châu lục. Tổng số ca tử vong tại Ấn Độ tính đến sáng 3/5 là hơn 218.000 ca. Từ ngày 3/5, bang Haryana bắt đầu thực thi lệnh phong tỏa hoàn toàn trong 7 ngày trên toàn bang nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan. 

Nằm sát bang Delhi, Haryana là một trong những điểm nóng dịch bệnh ở Ấn Độ. Trong khi đó, bang Delhi đang bị áp đặt lệnh phong tỏa được gia hạn thêm 7 ngày, cho đến ngày 10/5. Tại Đông Nam Á, Indonesia hiện là nước có nhiều ca nhiễm nhất, với 1.677.274 ca, trong đó có 45.796 ca tử vong. Tiếp đến là Philippines với 1.054.983 ca nhiễm và 17.431 ca tử vong, Malaysia ghi nhận 415.012 ca nhiễm và 1.533 ca tử vong. Tại Campuchia, chính phủ thông báo sau ngày 5/5 sẽ dỡ bỏ tình trạng phong tỏa tại thủ đô Phnom Penh và một số tỉnh khác, ngoại trừ những khu vực còn tình trạng lây nhiễm cao. 

Tại châu Mỹ, số ca nhiễm tại Brazil (hơn 14,7 triệu ca) gần bằng một nửa số ca nhiễm tại Mỹ (hơn 33 triệu ca). Tuy nhiên, xét về số ca tử vong, Brazil không kém Mỹ nhiều, lần lượt là 407.775 ca và 591.062 ca. Đáng chú ý, ngày 2/5, Chính quyền bang San Luis Potosi, miền Trung của Mexico, thông báo đã phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể B.1.617 của virus SARS-CoV-2 ở Ấn Độ. 

Mexico hiện đứng thứ 4 châu Mỹ về mức độ ảnh hưởng của dịch. Nước này hiện đã ghi nhận tổng cộng 2.347.780 ca nhiễm, trong đó có 217.168 ca tử vong. Trong khi đó, tại Argentina, số nhiễm đã vượt 3 triệu người vào ngày 2/5 trong bối cảnh các bệnh viện đã hoạt động hết công suất. Chính phủ của Tổng thống Alberto Fernandez đã phải ban bố các lệnh hạn chế nghiêm ngặt mới nhằm đối phó với làn sóng thứ 3 của dịch bệnh.        

dịch Covid-19, tình hình dịch bệnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 29/4/2021. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Liên quan đến việc điều trị bệnh, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Pfizer của Mỹ, ông Albert Bourla đã bày tỏ lạc quan về kết quả thử nghiệm của loại thuốc viên điều trị COVID-19. Theo ông, một loại thuốc như vậy có thể sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm nay, nếu các thử nghiệm lâm sàng  cho kết quả khả quan.

Ông cho biết loại thuốc mới đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu, dựa trên việc giảm khả năng tái tạo của virus trong cơ thể vật chủ. Các loại thuốc chống lại virus khác, như HIV hoặc viêm gan C, đều hoạt động theo cơ chế tương tự. Theo các chuyên gia, đây có thể là một công cụ hữu hiệu để chống lại nhiễm trùng nói chung và việc đưa vào sử dụng loại thuốc này sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. 

Ngoài thuốc viên, Pfizer cũng đang thử nghiệm một loại vaccine chống COVID-19 cho trẻ em. Đầu tháng này, Pfizer yêu cầu Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) mở rộng cấp phép loại vaccine cho thanh thiếu niên từ 12-15 tuổi, sau khi một nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả của loại vaccine này.

Trong khi đó, Nhà Trắng cho biết Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán với các quan chức  Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về cách thức nhằm khắc phục các vấn đề sở hữu trí tuệ đang cản trở vaccine ngừa COVID-19 được phân phối rộng rãi hơn trên toàn thế giới. Theo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, Mỹ tin rằng các công ty dược phẩm nên cung cấp vaccine cho toàn thế giới với quy mô và giá thành nhất định để mọi người đều được tiêm chủng.

Bích Liên/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm